Thứ Tư, 25 tháng 8, 2021

CÁCH TĂNG CHI PHÍ HỢP LÝ CHO DOANH NGHIỆP KHÔNG CẦN HÓA ĐƠN

Căn cứ để xác định:
- Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC
- Và được sửa đổi tại Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 96/2015/ TT-BTC.
Các khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
“a. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp;
b. Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c. Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (Giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.”
=> Cách làm tăng chi phí doanh nghiệp:
1. Tăng chi phí tiền lương, tiền công
* Đây là cách mà các doanh nghiệp thực tế hay áp dụng nhất nhưng nếu không thật sự hiểu và làm chặt chẽ thì cũng sẽ để lại nhiều rủi ro, dễ bị loại trừ khi quyết toán:
- Tăng lương cho người lao động.
+ Mức lương tối thiểu phải bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng hiện tại.
+ Khi tăng lương cần chú ý đến khoản thuế thu nhập cá nhân.
- Tăng các khoản phụ cấp
+ Phụ cấp ăn trưa, ăn ca: Tối đa 730.000đ/người tháng
Nếu doanh nghiệp bạn có thể tổ chức tự nấu ăn cho người lao động thì toàn bộ chi phí tiền ăn sẽ được khấu trừ.

MỘT SỐ TÌNH HUỐNG HAY GẶP VỀ THUẾ VÀ CÁCH XỬ LÝ

Lưu ý: Bài viết và Nội dung công văn chỉ mang tính chất tham khảo, định hướng.


1. Các khoản chi lễ 8/3, 1/6, sinh nhật, sinh con, trung thu, tiền lì xì cho nhân viên... đều thuộc nhóm các khoản chi có tính chất phúc lợi.

- Doanh nghiệp tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN Nhưng các khoản này phải cộng vào các khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động để xác định mức được trừ cụ thể.

Công văn 158/TCT - CS ngày 12/1/2017

Công văn số 5435/TCT-CS ngày 27/11/2017 của Tổng cục Thuế về chính sách thuế TNDN