Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Nhìn chữ viết đoán tiền tài sự nghiệp tương lai

"Nét chữ, nết người", chữ viết không chỉ thể hiện tính cách mà còn thể hiện công danh, sự nghiệp của bạn sau này. Hãy cùng chọn ra kiểu chữ phù hợp với bạn nhất và xem xem nét chữ nói gì về sự nghiệp của bạn.
Chữ viết cỡ nhỏ

Chữ viết nhỏ và gọn nói rằng bạn là người sống khá nội tâm và thích sự an nhàn, thanh tịnh. Trong học tập cũng như công việc, bạn khá để ý đến tiểu tiết. Những công việc cần sự đào sâu, tìm tòi, nghiên cứu sẽ rất hợp với bạn. Với người có nét chữ nhỏ, hẹp thì công việc kinh doanh là không mấy phù hợp. Bởi với tính cách sống có phần khép kín và quy tắc, họ khó có thể hòa hợp được với nhân viên của mình. Thêm vào đó, nếu nét chữ nhỏ, mà lại uốn éo, có chút hoa văn thì thể hiện con người có đôi chút kiêu ngạo và tự tin vào bản thân một cách thái quá.

Chữ viết cỡ lớn

Nếu bạn thường viết chữ với cỡ lớn, nét chữ thoáng thì điều này nói rằng con đường sự nghiệp của bạn khá sáng lạn. Nếu trở thành ông chủ, bà chủ, bạn khá được lòng nhân viên của mình bởi tính tình rộng lượng, hào phóng và tốt bụng. Bạn không thích hợp với việc làm việc độc lập. Bạn thích một môi trường làm việc có sự vui tươi, thoải mái và sôi động. Những người viết chữ cỡ lớn thường năng động, cởi mở và tính tình thoải mái. Họ cũng được các đồng nghiệp của mình quý mến bởi tài nói chuyện và khuấy động phong trào của mình.

Chữ viết xuống dòng

Bạn thường viết chữ bị lệch dòng và có hướng đi xuống? Nếu đây là cách bạn viết chữ thì nó thể hiện những suy nghĩ trong đầu bạn đôi khi có phần khá tiêu cực. Điều này cũng cho thấy rằng bạn làm gì cũng chỉ được thời gian đầu, càng về sau bạn càng mất dần hứng thú vào công việc. Trong môi trường làm việc, bạn thường quan sát cách mọi người đối xử với mình để ứng xử lại. Lời khuyên dành cho bạn là hãy chọn công việc bạn thực sự thấy hứng thú và ưa thích. Nếu chỉ chọn việc vì đồng lương thì bạn sẽ nhanh chán và muốn đổi công việc mới.
chuviet.jpg
Chữ viết leo dòng

Bạn thường xuyên viết chữ không theo dòng kẻ mà hay leo lên dòng trên? Nếu đây là phong cách viết chữ của bạn thì nó thể hiện rằng bạn là một người rất ham học hỏi. Bạn lạc quan, giàu năng lượng và thích tìm tòi khám phá những thứ mới mẻ. Trong công việc, bạn luôn được đánh giá cao bởi khả năng sáng tạo và không ngừng vươn lên của mình. Con đường sự nghiệp của bạn phát triển khá tốt. Dựa vào khả năng của bản thân, bạn dường như có thể chinh phục được mọi khó khăn, thử thách. Bạn cũng khá phù hợp với vai trò người lãnh đạo bởi ý chí tiến thủ của mình và khả năng tạo dựng niềm tin cho nhân viên của bạn.

Chữ viết nét to, đậm

Nếu bạn viết chữ thường ấn bút cho nét chữ đậm và viết chữ cỡ lớn thì điều này chứng tỏ bạn là một người rất có tinh thần trách nhiệm và đáng tin cậy. Mỗi lời bạn nói ra đều “nặng tựa ngàn cân”. Bạn rất ghét việc bỏ dở công việc giữa chừng hay những người nói mà không giữ lời hứa. Trong công việc, bạn luôn nỗ lực và hết mình, cùng với việc trọng chữ tín, bạn nhanh chóng tạo dựng được niềm tin với cấp trên của mình và nhanh chóng được thăng tiến. Tuy nhiên nếu khi bạn viết thường ấn tay quá mạnh khiến nét chữ in hằn lên trang giấy sau thì chứng tỏ bạn là một người thích thể hiện bản thân mình.

Chữ viết nét mờ nhạt

Nếu nét chữ viết có phần mờ, bay bổng là của bạn thì nó nói rằng bạn là một người thích cuộc sống tự do tự tại. Bạn không thích dành quá nhiều thời gian cho việc nắn nót, chau chuốt chữ viết của mình. Bạn cũng khá nhạy cảm và thích đi đó đây để tận hưởng cuộc sống. Những công việc như hướng dẫn viên du lịch, tiếp viên hàng không… khá phù hợp với bạn. Điều bạn cần lưu ý ở bản thân là sự hời hợt của mình khi làm việc hay học tập. Bạn không hề tỏ ý thích thú khi tham gia mà chỉ thực sự nhập tâm vào điều bạn thích.

Khoảng cách giữa các chữ nhỏ

Bạn là người thường viết các chữ gần nhau và ít có khoảng cách? Nếu đây là cách bạn viết thì nó nói rằng bạn là người sống có phần khép kín. Trong công việc, bạn dễ bằng lòng với một góc làm việc nhỏ trong văn phòng. Đối với các công ty không có được địa thế đẹp, và đặc biệt là trong thời đại “tấc đất tấc vàng” hiện nay thì rất cần những nhân viên như bạn. Tuy nhiên, không gian nhỏ đó cũng cho thấy bạn không thích nói chuyện nhiều với những người mới hay người lạ. Bạn chỉ tập trung vào công việc của bản thân mà quên mất việc giap tiếp, chuyện trò với đồng nghiệp, bạn bè của mình.

Khoảng cánh giữa các chữ thưa

Việc viết chữ với khoảng cách lớn và các chữ thưa nhau nói rằng bạn là người khá tự tin vào bản thân. Khoảng cách giữa các chữ nói rằng bạn thường vượt trội hơn những người xung quanh. Tuy rằng trong một nhóm bạn sẽ là người được chú ý nhất và có cơ hội lọt vào mắt xanh các nhà tuyển dụng nhưng ngược lại, điều này khiến bạn khó khăn trong việc hòa nhập với nhóm và làm việc cùng họ nếu bạn không có được không gian làm việc của riêng mình. Hãy biết kiểm soát tình huống và tính cách bản thân để trở nên hoàn hảo hơn.


-Theo TTT- 

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Xin đừng thu dép của em

Câu chuyện giáo dục

Xin đừng thu dép của em

18/03/2014 14:30 (GMT + 7)
TT - Chiều thứ sáu có đoàn kiểm tra nề nếp học sinh, nhìn cả lớp ai cũng nghiêm chỉnh. Tôi đưa mắt quét qua một lượt khắp phòng học và dừng lại nơi em Hờ Hảo. Em lập cập rúm ró trong bộ quần áo đã ngả màu, đôi dép nhựa cũ kỹ không thoát khỏi ánh mắt đoàn kiểm tra nề nếp trường học.
Hờ Hảo (giữa) và các em trước ngôi nhà của mình - Ảnh: T.Thủy
Cả lớp chỉ một mình em không thực hiện đúng nội quy. Tôi nhắc em nộp lại đôi dép cho trường. Lý do đã thông báo từ đầu tuần nếu ai mang dép không có quai hậu sẽ bị nhà trường thu vĩnh viễn (thật ra trường chỉ thu và giữ rồi khoảng một, hai tuần sẽ trả lại).
Em im lặng cúi đầu, tôi thấy nghèn nghẹn như có gì đó chạy dọc tâm can. Rồi bao nhiêu ánh mắt các bạn, thầy cô đổ về phía em. Có bạn ngồi cạnh khều tay khẽ nhắc: “Nộp cho thầy cô đi”. Em lưỡng lự rồi chần chừ cúi xuống trong khi một thầy nhắc nhanh lên. Đôi dép nhựa run run trên tay em hướng về phía tôi, mắt em rưng rưng và rồi em rụt tay lại. Một bạn khác nhắc em từ phía sau: “Cãi thầy cô bị đuổi học bây giờ”.
Em vẫn thế, điềm nhiên đưa đôi dép vào cặp, kéo khóa lại và ôm khư khư nó trước sự ngỡ ngàng của tôi và đồng nghiệp. Định thần lại, tôi lên tiếng: “Tạm thời em ngồi xuống học tiếp, sau tiết học này em lên văn phòng, thầy cô có chuyện muốn nói với em”.
Thế rồi từ cuộc nói chuyện với em tại văn phòng, gặp cô giáo chủ nhiệm, rồi sau đó đến thăm nhà em, tôi mới biết em chỉ có duy nhất đôi dép đó để đến trường. Gia đình thuộc diện nghèo khó, em là chị cả, các em còn nhỏ nên mẹ phải ở nhà trông em, gánh nặng gia đình rơi vào vai người cha quanh năm cày thuê cuốc mướn.
Đã thế, năm nay gia đình còn khó khăn hơn khi em mắc căn bệnh lạ, toàn thân nổi mẩn ngứa, cha mẹ em đã mượn tiền đến bệnh viện nhưng bệnh vẫn chưa dứt, từng mảng dị ứng cứ lặn rồi lại mọc khiến em phải nghỉ học thường xuyên. Đi khắp các bệnh viện, bệnh cũng không khỏi. Bệnh viện ở TP Quy Nhơn giới thiệu gia đình nên đưa em đến bệnh viện trung ương nhưng gia đình không đủ điều kiện. Kinh tế gia đình cứ theo căn bệnh của em mà ngày càng khó khăn hơn, nợ nần chồng chất.
Ba mẹ em là người dân tộc thiểu số, mẹ em tâm sự với chúng tôi bằng tiếng Kinh giọng lơ lớ: “Nó thích đi học lắm, mong sao có đủ tiền để đưa nó vào Sài Gòn khám chữa bệnh một lần, chứ mỗi lần nhìn con mẩn ngứa, mặt mày sưng húp ôm cặp nằm nhà khóc tôi đau lắm”... Chỉ nghe đến đó thôi, tôi hiểu vì sao học trò mình giữ khư khư đôi dép không quai hậu cũ kỹ vì sợ thầy cô thu mất.
Câu chuyện về em được nhắc đến nhiều trong các cuộc họp hội đồng sư phạm, để rồi thầy cô cùng học sinh toàn trường chung tay quyên góp số tiền ít ỏi giúp em vượt qua những khó khăn, thiếu thốn trước mắt, tạo điều kiện tốt nhất cho em đến trường.
Chiều nay em chạy đến bên tôi, mặt em lại đỏ bừng sưng húp, xin cho em nghỉ ba tiết học còn lại. Tôi chở em về, trời nắng, đường xa. Thấy lòng nghèn nghẹn, dặn em rằng hãy cố gắng đi học, khi nào phát bệnh không ngồi học được nữa thì nghỉ, đừng nản lòng rồi bệnh sẽ được chữa lành vào một ngày không xa. Tôi cũng không quên tự dặn mình đừng bao giờ nóng vội phán xét những khuyết điểm, hành động chưa đúng của trò mà hãy cố gắng quan sát, tìm hiểu hoàn cảnh, tâm tư tình cảm của các em để yêu thương và bao dung với học trò của mình nhiều hơn nữa.
LÝ THỊ THỦY 
(giáo viên Trường THCS và THPT Sơn Giang, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên)

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

DINH THUY - ANPHANAM CHIA SE BAI VIET HAY DAU TUAN

Dear All,

1 tuần lễ mới cho 1 tháng làm việc mới đã mở cửa rồi. Thuý thân chúc đến cả nhà mình khởi đầu 1 tháng mới thật nhiều may mắn và nhiều thuận lợi nhé. Đặc biết hơn Thuý thân chúc cho các đấng mày râu của chúng ta sẽ có những phút giây hạnh phúc, ấm áp bên những người phụ nữ thân yêu nhất của mình nhân ngày 8/3 sắp đến, còn phái nữ của chúng ta thì sẽ có 1 ngày 8/3 ngập tràn hoa cũng những món quà, những lời chúc từ nam giới nhé.
Sắp đến ngày 8/3, ngày mà nam giới thể hiện sự yêu thương, trân trọng và những lời tri ân của mình đến nửa còn lại của thế giới. Đây cũng là dịp để chúng ta có thêm cơ hội nhớ về những người mẹ của mình.
Qua Tết rồi, mấy đứa cũng đi xa
Lại mình mẹ vẫn ở nhà, lủi thủi
Đứa đi học, đứa đi làm cả buổi
Đâu có còn bên mẹ giống ngày xưa..
Đợi cả năm, thương nhớ chẳng đong vừa
Mấy hôm Tết chúng nó về: Cũng bận
Thăm bạn bè, vắng nhà ai nỡ giận
Lớn cả rồi, đâu nhỏ để níu chân..
Mẹ chạnh lòng, ngóng đợi đến tủi thân
Thôi cũng đành chúng nó đâu bé nữa
Cơm mình mẹ nuốt gằn cho qua bữa
Con vắng nhà, sao trống vắng, buồn thiu..
Trong chuyên mục “Chia Sẻ Bài Viết Hay Đầu Tuần “ của kỳ này Thuý thân tặng đến cả nhà mình nói chung và các mẹ, các chị và các em gái nói riêng câu chuyện hay về mẹ nhân dịp “Quốc tế phụ nữ 8/3” qua bài viết “Bà Mẹ Quê” - một câu chuyện cảm động về mẹ!. Cả nhà mình cũng thư giãn và cùng nhau trân trọng từng giây phút để dành yêu thương cho những người thân yêu nhất của mình nhé.
Bà mẹ quê


Nó trở về, vẫn qua con đường gạch dài lổng chổng, nhưng giờ rêu đã phủ đầy. Nó lặng lẽ tiến đến vại nước đậy nắp kín với cái gáo dừa bên trên, run rẩy lấy gáo dừa, mở vại ra múc nước, chợt…

Nó không còn nhớ lắm, nhưng ngày sinh nó, ba nó đã không còn, nên nó hầu như không có ký ức gì về ba nó. Hình ảnh ba nó chỉ xuất hiện những lúc bạn bè đặt câu hỏi với nó, hay trêu chọc nó. Những lúc ấy, nó thường khóc, chạy ngay về dỗi với mẹ. Những câu hỏi vô tâm cũng cứ từ đó xoáy và một nỗi buồn gì đó của mẹ nó, và dường như kinh khủng đến mức mà những lúc đó, mẹ nó chỉ biết ôm nó dỗ dành, rồi khóc cùng nó. Còn nó thì cứ vùng vằng đẩy ra…
Nhà nó và mẹ nó ở bị tách ra khỏi làng, là một ngôi nhà vách lứa dựng tạm lên ở thửa ruộng của chính nhà nó, dẫn vào bằng một đoạn đường gạch mà mẹ nó cứ thi thoảng xin được từ những nhà người ta phá nhà cũ để xây nhà mới. Mỗi lần một đoạn. Nó cũng chả nhớ là làm mất bao nhiêu thời gian thì mới xong, nhưng lúc nó đi học lớp 1, nó cũng được đi con đường gạch. Gọi là đường gạch, nhưng lổng chổng, chỉ là trời mưa thì chân nó không bị lấm lem bùn khi trở về nhà nữa.
Mẹ nó là người phụ nữ đã đứng tuổi. Lúc sinh nó, mẹ nó đã ngoại tứ tuần, chính vì có tuổi nên chút nữa thì nó không bao giờ được nhìn thấy mặt trời. Hôm đó đã nhá nhem tối, một người làng mang thóc ra trả công gặt cho mẹ nó ngày hôm đó, thì gọi không thấy ai. Vào trong nhà thì mẹ nó nằm ngất xỉu ở chiếc chõng tre, máu lênh láng. Mẹ nó được đưa đi ngay lúc đó, với chiếc võng, cây tre vầu 2 người thanh niên làng khiêng thẳng lên trạm xá xã. May mắn thay, nó cũng được sinh ra, nhưng phải ở cùng với mẹ nó ở trạm xá hơn 1 tuần. Thời gian đó, chỉ có những người làng thay nhau lên đưa cháo, nuôi hai mẹ con nó.
Thời thơ ấu của nó là những mặc cảm trầm trọng về lời trêu chọc của bạn bè nó, rằng nó là đứa trẻ không cha, là con hoang. Nó thì chưa hiểu chuyện, nhưng chính vì lẽ đó mà nó bị tẩy chay khỏi đám bạn cùng lớp, bạn ở làng. Chính vì thế, mà nó trở nên lầm lì, cục tính, tự sinh ra cái vỏ bọc mình, để sẵn sàng đánh nhau với những đứa nào mà cố tình trêu chọc nó. Hậu quả của những trận đánh nhau đó là nó sưng sẩy mặt mũi, xướt xát chân tay. Còn tối thì phụ huynh những đứa bị nó đánh cũng đến gặp mẹ nó. Và nó luôn không hiểu tại sao, mẹ nó luôn nhận phần sai về mình. Mẹ nó luôn im lặng, và lầm lũi như chính dáng mẹ của mẹ nó. Cũng chính vì điều đó mà nó lại càng ghét mẹ nó hơn.
Cũng chính sự mặc cảm và tính khí của nó, mà may mắn thay, nó lại tập trung vào việc học hành. Kết quả học hành của nó luôn dẫn đầu lớp. Tuy nó ghét mẹ nó, ghét chính bản thân con người nó, nhưng hình như nó cũng ý thức được cuộc sống nghèo khó và thiếu thốn của mẹ con nó. Nó cũng sớm được mẹ nó ý thức được rằng, nó là niềm hy vọng duy nhất của mẹ nó, và cơ hội duy nhất để giải thoát nó ra khỏi tình trạng này là việc học hành. Nó là người duy nhất của làng thi được vào cấp ba trước sự ngạc nhiên của hầu hết người trong làng. Ngạc nhiên không chỉ bởi lực học của nó, mà còn là sự quyết tâm của mẹ nó. Vì lúc đó, nhiều bạn bè của nó không được học cấp ba vì điều kiện kinh tế gia đình.
Còn mẹ nó, vẫn lầm lũi như thế, vẫn câu trả lời mà gần như là duy nhất khi nó thắc mắc về ba nó, rằng sau này lớn con sẽ hiểu. Mẹ nó vẫn tần tảo với ít ruộng quanh nhà, vẫn lam lũ đi làm thuê để kiếm ít thóc, và bán đi để lấy tiền cho nó ăn học. Lúc nó học cấp 3 là lúc nó học xa nhà. Có hôm nó đi học cả ngày, tới gần nhá nhem tối mới về, thì mẹ nó lúc nào cũng ngồi trước con đường gạch dài hun hút ngóng con về. Và lúc nào cũng thế, với gáo dừa nước mưa và chiếc khăn thấm mồ hôi cho con. Vồn vã đỡ cặp xách và dựng gọn gàng chiếc xe đạp vào trong nhà cho nó. Dáng mẹ nó giờ đã còng còng, đôi tay đã gầy guộc gân guốc. Nó bây giờ đã không còn thói quen ngủ với mẹ nữa, nhưng hôm nào mẹ nó cũng phải sang bỏ màn cho nó, và xê nó ngủ ngay ngắn. Nó giờ cũng không còn hỏi mẹ nó nhiều nữa, nhưng nó cũng lầm lì, ít khi nói chuyện với mẹ nó….
Từ khi đi học đại học, nó cũng thi thoảng gọi điện về nói chuyện với mẹ nó. Mà mỗi lần gọi, nó phải gọi nhờ một nhà bán quán ở trong làng, xong nhờ người ta ra gọi mẹ nó, và rồi nó mới nói chuyện với mẹ nó. Cũng chỉ là những câu hỏi thăm xã giao lần nào cũng thế. Còn mẹ nó thì luôn dặn dò nó học hành cho tốt, làm thêm vừa vừa thôi để giữ gìn sức khỏe và tập trung vào việc học. Năm ngoái, nó về nhà thường xuyên hơn, thì lần nào về, mẹ nó cũng gói gém cho nó, nào là tép khô, cá khô mà mẹ nó đã bắt được từ hàng tháng trước. Rồi đùm gạo, rồi ít tiền hầu hết là tiền lẻ. Số tiền đó thì chỉ đủ một phần ba cho chi phí tối thiểu của nó trên chốn thành đô này, nên nó đã đi gia sư ngay từ khi đi học đại học. Số tiền nó kiếm được và với cách sống tằn tiện của nó, cũng đu đủ cho cuộc sống của nó. Từ ngày đi học đại học, hình như mẹ nó đã già đi nhanh hơn. Tóc đã bạc, răng đã rụng, lưng đã còng, nhưng vẫn như ngày xưa, mẹ nó vẫn ngồi trước con đường gạch hun hút ngóng nó về khi nó báo về. Và cũng vẫn gáo nước mưa, vẫn chiếc khăn thấm mồ hôi, mẹ nó đon đả đón nó.
Đã ba tháng nay nó không về. Học hành và việc làm thêm bận rộn hơn, nó cũng kiếm được nhiều tiền hơn với công việc làm thêm, nên đã mấy tháng rồi nó không bảo mẹ nó gửi tiền lên nữa. Như mọi khi, nó ra gọi điện về nói chuyện với mẹ nó, nhưng…nó đã không bao giờ được nói chuyện với mẹ nó nữa. Mẹ nó đã ra đi mãi mãi được hơn 1 tuần rồi. Lúc bệnh nặng, có mấy người hàng xóm thi thoảng thay nhau chăm sóc mẹ nó, mẹ nó dặn rằng không cần cho nó biết, vì nó đang trong thời gian thi cử. Mẹ nó nhờ gói gém ít tiền lẻ gửi cho nó, còn ít khác đưa cho hàng xóm nhờ người hàng xóm lo ma chay cho mình, và nhờ một người viết cho nó một bức thư…
Nó đứng lặng yên bên vại nước, và nước mắt nó cứ thế trào ra…

With Best Regards,
DINH THUY (Ms.)
Tel: 0938 934 967
*******************