Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Lương tháng 13 không thể được hiểu là “thưởng Tết”

BizLIVE - Trong những ngày cuối năm này, dư luận rất quan tâm các khoản lương thưởng Tết, cụ thể là khái niệm "lương tháng 13" với người lao động. 
Lương tháng 13 không thể được hiểu là “thưởng Tết”
Đối diện với câu hỏi về định nghĩa lương tháng 13, 1 số cán bộ quản lý nhân sự tiền lương ở các doanh nghiệp lý luận, thực chất đây là “hệ quả” của 1 thời hoạt động doanh nghiệp còn thiếu minh bạch về trách nhiệm với người lao động.
Hầu hết ý kiến tranh luận trên các diễn đàn mạng xã hội đều ngả theo hướng các doanh nghiệp phải có lương tháng 13 cho người lao động, và đó cũng là tiền thưởng tết. 
Tuy nhiên, thực chất "lương tháng 13" chỉ là 1 nội dung liên quan đến các chính sách bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động trong giai đoạn trước đây, khi đất nước mới gia nhập nền kinh tế thị trường và còn nhiều bất cập.
Theo thời gian, vấn đề này đã bị hiểu sai, thậm chí bị bóp méo, lạm dụng và cần được hiệu chỉnh thấu đáo.

Nồi cơm Khổng Tử ngày xưa và clip thời nay

(Dân trí) - Thông tin đưa một cán bộ công an tỉnh Thanh Hóa đánh một cụ bà. Dư luận phẫn nộ, lên án cá nhân cán bộ công an này.
 >>  Công an Thanh Hóa khẳng định cán bộ không đánh cụ bà
 (Minh họa: Ngọc Diệp)
 (Minh họa: Ngọc Diệp)

 Nhưng qua xác minh, cán bộ công an đó là Thượng tá Nguyễn Văn Chung, Phó phòng Cảnh sát bảo vệ và Cơ động, Công an tỉnh Thanh Hóa. Thượng tá Chung can ngăn cụ bà Nguyễn Thị Chút (84 tuổi, trú tại thôn Quyết Thắng, xã Quảng Thịnh, TP Thanh Hóa) khi bà chửi bới, lăng mạ, túm cổ áo của ông.

Bà Chút thường hay gặp lãnh dạo, cán bộ địa phương để đòi quyền lợi là việc riêng của bà, không bàn đến đúng sai. Ở đây, chỉ  lưu tâm đến việc Thượng tá Nguyễn Văn Chung có đánh bà hay không mà thôi.

Chúng ta cùng phân tích và mỗi người hãy phán xét thật công bằng. Một tấm ảnh hay đoạn clip ghi hình cán bộ công an nắm cánh tay của một bà cụ, vậy thì có thể khẳng định đó là đánh  hay sao. Và nữa, dù nghĩ xấu đến mấy, cũng khó có thể tin rằng một Thượng tá công an lại đi đánh một bà cụ 84 tuổi.

Tương tự, báo chí vừa đưa tin một lãnh đạo của trường đại học vào khách sạn quan hệ bất chính. Thông tin chỉ căn cứ trên một đoạn video trích xuất từ camera của khách sạn. Thông tin này không chỉ ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm của cá nhân người bị đưa lên mà cả cho trường đại học mà ông là lãnh đạo. Nạn nhân đã gửi đơn đến Tổng cục An ninh điều tra Bộ Công an và Cơ quan CSĐT Công an TP. HCM, đề nghị xác minh làm rõ vụ vu khống này.

Mới đây, một số hình ảnh tung lên mạng về anh thanh niên cầm kéo đâm một người phụ nữ ở phố Hàng Bè – Hà Nội và cho rằng anh thanh niên này đâm mẹ ruột. Thế là một trận mưa đá tơi bời, lời lẽ nặng nề khôn kể xiết, thậm chí đòi giết chết kẻ côn đồ nghịch tử này. Nhưng khi bĩnh tĩnh lại, sự thật không phải như vậy. Người phụ nữ đó không phải là mẹ của anh thanh niên kia.

Tích xưa ghi lại, Khổng Tử giao cho môn đồ Nhan Hồi nấu cơm. Khi đang nằm đọc sách, Khổng Tử nghe tiếng vung chạm, nhìn xuống, thấy Nhan Hồi đang bốc cơm bỏ vào miệng. Ông ngửa mặt lên trời than: “Chao ôi! Học trò tin cậy nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như thế này ư? Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói”.

Khổng Tử tận mắt thấy hành vi ăn vụng của Nhan Hồi, nhưng vẫn nhìn sai bản chất sự việc. Bởi vì, sau đó Không Tử khéo léo yêu cầu xới một bát cơm để cúng cha mẹ của ông, Nhan Hồi can ngăn và kể lại rất trong sáng: “Khi con mở vung xem thử cơm đã chín chưa thì một cơn gió ùa vào làm bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống nồi cơm. Con xới cơm bẩn ra định vứt đi, nhưng lại nghĩ: Cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì làm mất một phần. Vì thế con đã mạn phép thầy và anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và anh em. Thưa thầy, như vậy hôm nay con đã ăn cơm rồi, bây giờ con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và thưa thày, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa”.

Khổng Tư lại ngửa mặt lên trời than: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật. Chao ôi! Suýt chút nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ”.

“Vạn thế sư biểu” Khổng Khâu nhìn tận mắt mà còn sai trầm trọng về bản chất, tưởng là hành vi rất xấu nhưng ai ngờ lại quá thiện tâm.

Vậy thì, chỉ nhìn qua một tấm ảnh hay đoạn trích clip, khó có thể khẳng định đúng sai. Người cầm bút không thể không thận trọng.

Lê Chân Nhân

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

Các hình thức kế toán

Hình thức kế toán Nhật ký chung

Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:

- Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt;
- Sổ Cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Các phương pháp kế toán tồn kho

Trong một doanh nghiệp (một đơn vị kế toán) chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp kế toán tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên, hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ. Việc lựa chọn phương pháp kế toán tồn kho áp dụng tại doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật tư, hàng hoá và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và phải được thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán. 

Các phương pháp kế toán tồn kho

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

XỬ LÝ LỖI CẤU TRÚC HOẶC TỆP TỜ KHAI KHÔNG HỢP LỆ

Do Người nộp thuế không xuất ra files PDF tờ khai theo đúng định dạng của Cơ Quan Thuế quy định
1./ Sử dụng chương trình iHTKK kê khai đúng tờ khai cần kê khai phiên bản mới nhất của chi cục thuế Htkk v 3.1.7

2./ Sử dụng CutePDF Writer để xuất tờ khai ra files có đuôi PDF => Save quý khách chọn lưu ở ổ đĩa dễ nhớ (ví dụ Destop)=> Đặt tên file (Ví dụ: tờ khai gtgt thang8) lúc này ở Destop sẽ có file kết xuất dạng đuôi PDF
Trường hợp máy đã được cài phần mềm in ảo CutePDF Write và đã kết xuất tờ khai đúng khuôn dạng PDF nhưng nộp vẫn báo lỗi cấu trúc tệp không đúng vui lòng click chuột Vào Đây để tải Converter về và tiến hành cài đặt như sau:
Nhấp đúp chuột vào biểu tượng Converter để tiến hành cài đặt chọn "Run"  sau đó Bấm vào nút "Setup".
Sau khi cài đặt thành công Converter Quý khách mở lại Htkk v 3.1.7 để kết xuất lại tờ khai muốn nộp khuôn dạng PDF như ban đầu

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

CHÍNH SÁCH CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 11-20/01/2014

Trong những ngày giữa tháng 1, một số văn bản trong các lĩnh vực Doanh nghiệp, Đầu tư, Thương mại, Tiền tệ - Ngân hàng, Thuế - Phí – Lệ phí … sẽ có hiệu lực, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT điểm qua một số chính sách nổi bật sau:

TÀI KHOẢN 532 - GIẢM GIÁ HÀNG BÁN

Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh và việc xử lý khoản giảm giá hàng bán trong kỳ kế toán. Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.
Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hành và phát hành hoá đơn (Giảm giá ngoài hoá đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất. . .
Trong kỳ kế toán, khoản giảm giá hàng bán phát sinh thực tế được phản ánh vào bên Nợ của Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán”. Cuối kỳ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chính thực hiện kết chuyển tổng số tiền giảm giá hàng bán sang Tài khoản 511 - “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” hoặc Tài khoản 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ” để xác định doanh thu thuần thực hiện trong kỳ.