Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Lạ đời: Thi đại học dễ hơn thi mẫu giáo


Lạ đời: Thi đại học dễ hơn thi mẫu giáo
Trong khi để có suất vào mầm non, cha mẹ phải xếp hàng cả đêm.


Thứ Bẩy, ngày 01/10/2011, 08:14
(giao duc) - Vào mẫu giáo, phụ huynh xếp hàng từ nửa đêm. Vào lớp 1, trò chưa học đã phải thi. Vào lớp 10, bốn người thi cũng chỉ ba người “lọt”. Còn đại học, 8 điểm 3 môn, thí sinh vẫn thành “thượng đế”...
Tuyển vào mẫu giáo, phụ huynh xếp hàng từ nửa đêm. Tuyển vào lớp 1, trò chưa học đã phải thi, căng sức một chọi bốn, chọi năm. Tuyển vào lớp 10, bốn người thi cũng chỉ ba người “lọt”. Còn đại học, 8 điểm 3 môn, thí sinh vẫn thành “thượng đế”... Điều gì xảy ra nếu một số nơi biến giáo dục đại học trở thành sản phẩm thương mại?

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

MỘT CẢNH TƯỢNG QUÁ ĐAU LÒNG TRÊN ĐẤT NƯỚC TA!




Ảnh: Sưu tầm
 CẢNH TƯỢNG ĐAU LÒNG TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM



Trên VTV tối nay đưa tin này. Tôi đã thót tim khi xem đoạn phim này! 
Có gì như là dấu hiệu của sự tận cùng của sự chịu đựng.
.
Tượng Mẹ Việt Nam mà làm gì? Thôi! Xin hãy đem tiền hóa đá mẹ Thứ để làm cây cầu, cho lũ trẻ con hàng ngày đi qua cây cầu - cánh tay của mẹ - đến trường! 
_____________________________

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

Nghĩ từ “chiến tranh chuối - sắn”


Lâm Chí Công
Hàng ngàn hécta chuối hàng hoá của nông dân huyện miền núi Hướng Hoá – tỉnh Quảng Trị đang đứng trước nguy cơ bị bỏ rơi: Chuối quả chín rục rạ, rụng đầy nương rẫy do không ai mua và hậu quả dây chuyền là người trồng chuối thả luôn vườn, không làm cỏ, chăm sóc.
Cùng lúc, ở đồng bằng của Quảng Trị, nơi có nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Hải Lăng, hàng trăm ngàn tấn sắn củ tươi nguyên liệu của nông dân không được nhà máy mua như đã cam kết, vì lý do nhà máy không bán được sản phẩm nên mua sắn tươi mà làm gì...
Vì sao nên nỗi? Liên tiếp trong ba năm lại đây, thương lái Trung Quốc vào tận Hướng Hoá mua chuối, có lúc 1 kg được đẩy giá lên tới 12.500 đồng; vậy là đổ xô nhau đi mua chuối giống, sang tận Lào thuê đất khai khẩn để trồng chuối bán cho Trung Quốc. 
Khi hàng chục ngàn hécta chuối – sản phẩm của giấc mơ triệu phú từ bán chuối sang Trung Quốc – bước vào kỳ thu hoạch, chín đỏ đầy các trang trại chuối thì tuyệt nhiên không còn ai hỏi mua nữa hết. Còn với sắn, đầu ra của tinh bột sắn cũng là... Trung Quốc, 100% sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy ở Hải Lăng chỉ xuất sang thị trường này. Liên lạc với các “bạn hàng” lâu nay, năn nỉ họ mua giùm để có tiền mua sắn tươi cho nông dân, lỗ cũng được, nhưng các đầu dây bên kia hoặc là không nghe máy hoặc là “thuê bao quý khách hiện không liên lạc được” (!?).
Trong khi người nông dân đang rất buồn lo, hoang mang trước khổ nạn không bán được chuối - sắn thì có vẻ như sự phản ứng của các ngành chức năng là... chưa theo kịp. Để duy trì diện tích chuối hàng hoá đã lỡ đầu tư rất nhiều công sức, tiền bạc ở Hướng Hoá và  một số huyện giáp biên ở Lào do người Việt Nam đầu tư, các cấp chính quyền cần có ngay những động thái trấn an, giúp dân lo đầu ra cho quả chuối, trong đó, quan trọng nhất vẫn là khẩn cấp phát đi tín hiệu về sự chủ động tiêu thụ sản phẩm chuối quả, đồng thời vận động cộng đồng doanh nhân ở địa phương đầu tư nhà máy chế biến trái cây ngay ở “vùng nguyên liệu tự phát” này.
Hãy nghĩ giản dị rằng làm ra sản phẩm chuối khô để bán cho người dân Việt Nam mình tiêu dùng thay vì vào các siêu thị, cửa hàng thực phẩm vẫn thấy nhan nhản chuối khô đóng gói do nước ngoài sản xuất đấy thôi. Với sắn củ tươi, dù giá rẻ tới mức càng bỏ công thu hoạch thì càng lỗ, nhưng nông dân chủ động xắt lát phơi khô, dự trữ đợi giá lên rồi bán cũng là một cách “tự cứu” có hy vọng. Nhưng, bài học 100% sản phẩm tinh bột chỉ xuất bán sang thị trường Trung Quốc là quá cay đắng và đắt đỏ.
Ở vùng đông bắc Thái Lan – nơi có ngành trồng và chế biến sắn vào hàng nhất nhì thế giới – các nhà máy tinh bột sắn chỉ xuất khẩu nhiều nhất là không quá 30% và họ cũng xuất đi nhiều nước, trong đó xuất sang Trung Quốc gần như bằng 0 vì... giá quá rẻ; sản phẩm tinh bột của họ chủ yếu bán cho các ngành sản xuất công nghiệp ở trong nước. Họ làm ra sản phẩm từ tinh bột sắn rồi mới xuất bán đi các nước, do vậy giá trị gia tăng và công ăn việc làm từ củ sắn Thái Lan là rất đáng khâm phục.
Thực ra, chiến tranh kinh tế mang tên chuối – sắn là rất không mới. Những cuộc thu mua móng bò, móng trâu... đã từng làm xáo xác các làng quê. Và nay, thời sự là câu chuyện đồn đại ở nông thôn, có những người nước ngoài đặt hàng thu mua con đỉa với giá 10.000 đồng/con. Hãy thử tưởng tượng khi người người, nhà nhà đua nhau nhân giống, nuôi đỉa thì đó sẽ cuộc chiến tranh gì...?    
L.C.C.