Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

CÁC BIỂU MẪU VỀ HÓA ĐƠN THEO THÔNG TƯ 39/2014/TT/BTC

Phụ lục 1
HƯỚNG DẪN KÝ HIỆU VÀ GHI THÔNG TIN BẮT BUỘC TRÊN HÓA ĐƠN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC
 ngày 31  tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính)
1.1. Tên loại hóa đơn: Gồm: Hóa đơn giá trị gia tăng, Hóa đơn bán hàng; Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý; tem; vé; thẻ.
1.2. Ký hiệu mẫu số hóa đơn (mẫu hóa đơn): ký hiệu mẫu số hóa đơn có 11 ký tự
·        2 ký tự đầu thể hiện loại hóa đơn
·        Tối đa 4 ký tự tiếp theo thể hiện tên hóa đơn
·        01 ký tự tiếp theo thể hiện số liên của hóa đơn
·        01 ký tự tiếp theo là “/” để phân biệt số liên với số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn.
·        03 ký tự tiếp theo là số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn.
Bảng ký hiệu 6 ký tự đầu của mẫu hóa đơn:
Loại hóa đơn
Mẫu số
1- Hóa đơn giá trị gia tăng.
2- Hóa đơn bán hàng.
3- Hóa đơn bán hàng (dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan).
4- Các chứng từ được quản lý như hóa đơn gồm:
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng hóa nội bộ;
+ Phiếu xuất kho gửi bán hàng đại lý.
01GTKT
02GTTT
07KPTQ


03XKNB
04HGDL
Ví dụ: Ký hiệu  01GTKT2/001 được hiểu là: Mẫu thứ nhất của loại hóa đơn giá trị gia tăng 2 liên.
Số thứ tự mẫu trong một loại hóa đơn thay đổi khi có một trong các tiêu chí trên mẫu hóa đơn đã thông báo phát hành thay đổi như: một trong các nội dung bắt buộc; kích thước của hóa đơn; nhu cầu sử dụng hóa đơn đến từng bộ phận sử dụng nhằm phục vụ công tác quản lý...
- Đối với tem, vé, thẻ: Bắt buộc ghi 3 ký tự đầu để phân biệt tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn giá trị gia tăng hay hóa đơn bán hàng. Các thông tin còn lại do tổ chức, cá nhân tự quy định nhưng không vượt quá 11 ký tự.
Cụ thể:                       
o   Ký hiệu 01/: đối với tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn GTGT
o   Ký hiệu 02/: đối với tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn bán hàng
1.3. Ký hiệu hóa đơn: ký hiệu hóa đơn có 6 ký tự đối với hóa đơn của các tổ chức, cá nhân tự in và đặt in và 8 ký tự đối với hóa đơn do Cục Thuế phát hành.
o   2 ký tự đầu để phân biệt các ký hiệu hóa đơn.
Ký tự phân biệt là hai chữ cái trong 20 chữ cái in hoa của bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm: A, B, C, D, E, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y;
o   3 ký tự cuối cùng thể hiện năm tạo hóa đơn và hình thức hóa đơn.
Năm tạo hóa đơn được thể hiện bằng hai số cuối của năm;
Ký hiệu của hình thức hóa đơn: sử dụng 3 ký hiệu:
E: Hóa đơn điện tử,
T: Hóa đơn tự in,
P: Hóa đơn đặt in;
- Giữa hai phần được phân cách bằng dấu gạch chéo (/).
Ví dụ:
AA/11E: trong đó AA: là ký hiệu hóa đơn; 11: hóa đơn tạo năm 2011; E: là ký hiệu hóa đơn điện tử;
AB/12T: trong đó AB: là ký hiệu hóa đơn; 12: hóa đơn tạo năm 2012; T: là ký hiệu hóa đơn tự in;
AA/13P: trong đó AA: là ký hiệu hóa đơn; 13: hóa đơn tạo năm 2013; P: là ký hiệu hóa đơn đặt in.
Để phân biệt hóa đơn đặt in của các Cục Thuế và hóa đơn của các tổ chức, cá nhân, hóa đơn do Cục Thuế in, phát hành thêm 02 ký tự đầu ký hiệu (gọi là mã hóa đơn do Cục Thuế in, phát hành).
Ví dụ: Hóa đơn do Cục thuế Hà Nội in, phát hành có ký hiệu như sau:
01AA/11P thể hiện Hóa đơn có ký hiệu do Cục Thuế Hà Nội đặt in, tạo năm 2011;
03AB/12P thể hiện Hóa đơn có ký hiệu do Cục Thuế TP HCM đặt in, tạo năm 2012;
(Danh sách Mã hóa đơn của Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát hành theo Phụ lục 2 kèm theo Thông tư s 39/2014/TT-BTC)
1.4. Số thứ tự hóa đơn: ghi bằng dãy số tự nhiên liên tiếp trong cùng một ký hiệu hóa đơn, bao gồm 7 chữ số.
1.5. Liên hóa đơn: Mỗi số hóa đơn phải có từ 2 liên trở lên và tối đa không quá 9 liên, trong đó 2 liên bắt buộc:
o   Liên 1: Lưu 
o   Liên 2: Giao cho người mua
Các liên từ liên thứ 3 trở đi được đặt tên theo công dụng cụ thể mà người tạo hóa đơn quy định.
1.6. Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn, tổ chức cung cấp phần mềm tự in hóa đơn: đặt ở phần dưới cùng, chính giữa hoặc bên cạnh của tờ hóa đơn./.

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Các lỗi thường gặp khi khai thuế qua mạng

Chào các bạn, kể từ kỳ kê khai tháng 09/2014 và quý 3/2014 hệ thống iHTKK của tổng cục thuế bắt đầu tiếp nhận tờ khai định dạng XML đối với hầu hết các loại tờ khai. Tuy nhiên, do phần mềm HTKK 3.2.5 còn nhiều lỗi nên khi nộp tờ khai theo định dạng XML có thể xảy ra lỗi "Tờ khai không đúng định dạng với XSD". Nguyên nhân gây ra lỗi này là do các thông số dữ liệu trong file XML chưa chính xác. Do có nhiều loại tờ khai khác nhau và chỉ tiêu bị sai cũng khác nhau nên thông báo cảnh báo lỗi cũng khác nhau. Trong bài viết này www.Chukyso24h.vn sẽ minh họa một số thông báo lỗi để NNT có thể tham khảo.

Trước tiên, NNT thử các các đơn giản và dễ làm hơn như:
- Download và update lại phần mềm HTKK 3.2.5 => 
Link download
- In tờ khai ra PDF rồi nộp
- Kê khai trực tuyến
- Thử kê lại trên máy khác
- Nộp bản cứng (in ra giấy)
- Tiến hành backup lại dữ (trên phần mềm HTKK NNT click vào công cụ => Sao lưu dữ liệu) => Gỡ bỏ phần mềm HTKK => Xóa sach Datafile cũ => Khởi động lại máy tính => Download và cài đặt lại phần mềm HTKK 3.2.5. => Kê khai lại
- Riêng đối với tờ khai GTGT, nếu số lượng hóa đơn quá lớn, NNT kết xuất tờ khai GTGT ra file Excel => Copy dữ liệu từ file Excel vừa kết xuất rồi sang bảng kê mua vào bán ra (mẫu bảng kê có thể lấy ở phần trợ giúp trên phần mềm HTKK)
Sau đó cài lại phần mềm HTKK 3.2.5, => Xóa dữ liệu tờ khai đã khai trước đó => Vào từng phụ lục tải lại bảng kê. => ghi dữ liệu rồi kết xuất tờ khai XML và nộp thử.

Khi thử các cách trên vẫn không được, NTT có thể thử cách dưới đây, lưu ý thận trọng khi sửa các thông số:


1. Tờ khai không đúng định dạng với XSD: cvc-datatype-valid.1.2.1: ” is not a valid value for ‘date’.

Lỗi này thường do ngày, tháng không có hoặc không đúng. Trong nội dung tờ khai, các thông tin có chứa ngày, tháng bao gồm:
- Thông tin kê khai:  Kỳ kê khai, ngày lập tờ khai, ngày ký tờ khai
- Ngày phát hành hóa đơn: Lỗi thường gặp nhất là bị lộn ngày sang tháng nên không nộp được => Chỉnh cho đúng

Ví dụ đối với tờ khai quý 3/2014, chúng ta mở tờ khai XML bằng Notepad, sau đó tìm thông tin sau


Làm tương tự như trên đối với tờ khai tháng

 
2. Tờ khai không đúng định dạng với XSD: cvc-datatype-valid.1.2.1: '' is not a valid value for 'integer'

Lỗi này thường xảy ra ở phần tổng doanh thu, tổng số thuế phải nộp số liệu không có hoặc bị sai




Như chúng ta thấy ở ví dụ trên, ở cột Sai có chỉ tiêu tổng doanh thu bán ra không có số liệu, chỉ tiêu tổng thuế bán ra bị sai (số thuế chỉ bằng 10% so với doanh thu)
vì thế chúng ta sửa lại cho đúng. Ví dụ trên chỉ mang tính minh họa trong trường hợp NNT chỉ xuất hóa đơn VAT 10%.


3. Cảnh báo: Tờ khai không đúng định dạng với XSD: cvc-pattern-valid: Value’0100691544005’ is not facet-valid with respect to pattern “([0-9]{10})(-[0-9]{3})? for type ‘TINType’.

Lỗi này xảy ra do NNT kê khai sai nội dung trên hóa đơn, nguyên nhân thường gặp nhất là do gõ MST có dấu cách ở giữa hoặc ở cuối hoặc gõ mã số thuế chi nhánh bị thiếu dấu gạch ngang tách riêng 3 số cuối, NNT sửa lại cho đúng và lưu lại là được.

4. Tờ khai không đúng định dạng với XSD: cvc-complex-type.2.4.b: The content of element 'HDonHetGTriSDung' is not complete. One of '{"http://kekhaithue.gdt.gov.vn/TKhaiThue":ChiTietHoaDon}' is expected.


Lỗi này do NNT khi kê khai báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn check chọn vào phụ lục "Mẫu 3.12: Kỳ báo cáo cuối cùng". Vì vậy NNT vui lòng xóa phụ lục này đi rồi kết xuất XML tờ khai và nộp bình thường.

5. Tờ khai không đúng định dạng với XSD: cvc-pattern-valid: Value '31-10-2014' is not facet-valid with respect to pattern '((0?[1-9]|[12][0-9]|3[01])/(0?[1-9]|1[012])/(19|20)dd)?' for type 'DateType'.
- Click chuột phải vào tờ khai XML đã được kết xuất trước đó từ phần mềm HTKK 3.2.5 => Chọn Edit
(Hoặc chọn Open with => Choose Program => Chọn Notepad để mở file XML)
- Tìm tham số 31-10-2014 => Sửa thành 31/10/2014 rồi lưu lại (chỉ sửa tham số này, không sửa thêm các tham số khác, cứ thử nộp lại nếu lỗi lại sửa tiếp)



Mọi thắc mắc hoặc cần trợ giúp NNT vui lòng gọi vào số hotline 0913.636.507
Ngoài ra NNT có thể kêt xuất tờ khai ra file Excel rồi gửi vào Email support@chukyso24h.vnchúng tôi sẽ gửi lại tờ khai chuẩn cho các bạn nộp

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

Hỏi đáp chính sách thuế ngày 28/10/2014

http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20141028/sap-giao-luu-truc-tuyen-thao-go-vuong-mac-chinh-sach-thue-moi/663424.html

Hướng dẫn cách tính tiền lương làm thêm giờ

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa có văn bản hướng dẫn về tiền làm thêm giờ vào ban đêm ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật lao động 2012.

Theo đó, đối với lao động hưởng lương tháng, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm của ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương ít nhất bằng: 300%A + 30%A + 20% x 300%A = 390%A.

Trong đó A là đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm ngày bình thường của người lao động.

Trường hợp lao động hưởng lương ngày thì ngoài tiền lương ít nhất bằng 390%A, người lao động còn được trả tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định.

Nội dung trên được đề cập tại Công văn 4163/LĐTBXH-LĐTL ngày 05/11/2014.
Email này gửi đến khách hàng, thành viên của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Thắc mắc, phản hồi xin vui lòng liên hệ với
LawSoft
Cảm ơn quý khách đã sử dụng dịch vụ ! 

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Điểm tin văn bản nổi bật tuần từ 27/10-01/11

Thư Viện Pháp Luật điểm lại một số văn bản nổi bật được cập nhật trong tuần qua, từ ngày 27/10 đến 01/11 với một số văn bản đáng chú ý sau:

Lĩnh vực Thuế, phí, lệ phí

Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn 4716/TCT-CS giới thiệu một số điểm mới của Thông tư 151/2014/TT-BTC. Một số nội dung mới nổi bật được giới thiệu gồm:

- Về thuế TNDN: Bổ sung quy định doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ đối với khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho NLĐ. Tổng số chi có tính chất phúc không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của DN.
- Về thuế GTGT:  Bổ sung hướng dẫn về việc khấu trừ thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên.
- Về thuế TNCN: Khoản lợi ích về nhà ở mà NLĐ làm việc tại KCN, KKT, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được cung cấp miễn phí được trừ khỏi thu nhập chịu thuế TNCN.

- Về quản lý thuế:

+ Đối với thuế TNDN: DN phải thực hiện tạm nộp số thuế TNDN của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế, và không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý.

+ Đối với thuế GTGT: Tăng mức doanh thu của năm trước liền kề để xác định đối tượng kê khai thuế theo quý lên thành 50 tỷ đồng trở xuống thay vì 20 tỷ đồng như quy định cũ.

Thông tư 151/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2014.

Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

Thống đốc NHNN đã ban hành các Quyết định 2172/QĐ-NHNN, 2173/QĐ-NHNN và 2174/QĐ-NHNN nhằm điều chỉnh mức trần lãi suất tối đa đối với cho vay ngắn hạn và tiền gửi tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Mức điều chỉnh cụ thể như sau:

- Theo Quyết định 2172/QĐ-NHNN, mức lãi suất tối đa áp dụng cho tiền gửi bằng đồng đô la Mỹ của tổ chức (trừ TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) là 0,25%/năm và đối với tiền gửi của cá nhân là 0,75%/năm (Giảm 0.25% so với trước đây);
 
- Theo Quyết định 2173/QĐ-NHNN, mức lãi suất tối đa áp dụng cho tiền gửi bằng đồng Việt Nam không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 1%/năm;

Đối với kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng, lãi suất này là 5,5%/năm, riêng với Quỹ TDND và Tổ chức tài chính vi mô được áp dụng mức 6%/năm (đều giảm 0,5% so với trước đây);
 
- Theo Quyết định 2174/QĐ-NHNN, mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 7%/năm và riêng Quỹ TDND và Tổ chức tài chính vi mô được áp dụng mức 8/%/năm (đều giảm 1% so với trước đây).
 
Các Quyết định này có hiệu lực từ ngày 29/10/2014 và thay thế Quyết định 497/QĐ-NHNN, 498/QĐ-NHNN và 499/QĐ-NHNN.

Lĩnh vực Thương mại


Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 38/2014/TT-BCT để quy định chi tiết một số điều Nghị định 83/2014/NĐ-CP. Theo đó, Thông tư 38 quy định một số nội dung như sau:

- Về hợp đồng đại lý xăng dầu, hợp đồng mua bán xăng dầu, hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu phải có các nội dung chủ yếu như sau: phải quy định về việc cung cấp hoá đơn, chứng từ; trả thù lao; hoá đơn, chứng từ về hàng hoá lưu thông trên đường cho phương tiện vận tải xăng dầu;

- Quy định về trách nhiệm của thương nhân kinh doanh nhập khẩu, xuất khẩu; thương nhân phân phối; tổng đại lý; đại lý bán lẻ và thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu;

- DN tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu được phép tạm nhập theo lô lớn và tái xuất nguyên lô hoặc theo từng lô nhỏ từ kho nội địa;

- Các nội dung về thủ tục kiểm tra và cấp giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận.

Thông tư 38 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2014.

Nhằm quy định phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định 83, liên bộ Công thương và Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch 39/2014/TTLT-BCT-BTC.

Theo đó, TTLT quy định một số nội dung mới như sau:

- Chi phí kinh doanh xăng dầu bình quân định mức được nâng lên thành 1.050đ/lit với xăng; 950đ/lit với dầu diesel, dầu hỏa; 600đ/kg với dầu mazut. Quy định trước đây chỉ có hai mức 860đ/lit với xăng, dầu diesel và 500đ/kg với dầu mazut.

- Quỹ bình ổn giá xăng dầu được thiết lập ở mức cố định trong giá cơ sở là 300 đồng/lít ở nhiệt độ thực tế đối với các loại xăng, các loại dầu diesel, dầu hỏa và 300 đồng/kg đối với các loại dầu mazut thực tế tiêu thụ . Quy định cũ chỉ dựa trên lượng xăng dầu thực tế tiêu thụ để thiết lập.

Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2014 và thay thế Thông tư 234/2009/TT-BTC.

Lĩnh vực Xuất - nhập khẩu

Từ ngày 08/12/2014, theo quy định tại Thông tư 37/2014/TT-BCT, sẽ tạm ngừng hoạt động kinh doanh tạm nhập từ Lào và Campuchia để tái xuất sang nước thứ ba đối với gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên thuộc nhóm HS 44.03 và 44.07 theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

Đối với các hợp đồng đã ký trước ngày Thông tư có hiệu lực, thương nhân được tiếp tục làm thủ tục tạm nhập đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2014

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Thủ tục xử lý vật tư hàng hóa hư hỏng

Thủ tục xử lý sản phẩm bị hư hỏng do tồn kho lâu ngày, hoặc hết hạn sử dụng hoặc bị hư hỏng do bị biến đổi quá trình sinh hóa và lỗi thời theo quy định bao gồm những hồ sơ nào?
Trả lời:

Trường hợp Công ty có vật tư, hàng hoá tồn kho bị hư hỏng, mất phẩm chất… đã trích lập dự phòng thì phải thực hiện thủ tục thanh lý và xử lý tài sản theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho..., cụ thể:
Doanh nghiệp lập Hội đồng xử lý tài sản để thẩm định tài sản bị hủy bỏ. Biên bản thẩm định phải kê chi tiết tên, số lượng, giá trị hàng hóa phải hủy bỏ, nguyên nhân phải hủy bỏ, giá trị thu hồi được do bán thanh lý, giá trị thiệt hại thực tế.
Mức độ tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn đọng không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý (do người gây thiệt hại đền bù, do bán thanh lý hàng hóa).
Về xử lý hạch toán: Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn đọng không thu hồi được đã có quyết định xử lý hủy bỏ, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.
Trường hợp vật tư, hàng hoá bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hoá tự nhiên không được bồi thường (chưa trích lập dự phòng) thì Công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế nếu thực hiện đúng các điều kiện về thủ tục hồ sơ theo quy định tại Khoản 2.1, Điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012  của Bộ Tài chính.
 Phần thu nhập từ thanh lý tài sản nếu có (được xác định bằng (=) doanh thu thu được do thanh lý tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản thanh lý ghi trên sổ sách kế toán tại thời điểm thanh lý và các khoản chi phí được trừ liên quan đến việc thanh lý tài sản)được tính vào thu nhập khác khi xác định thuế TNDN phải nộp theo quy định tại Khoản 5, Điều 7 Thông tư 123 /2012/TT-BTC./.
                                                          Đỗ Lê Thùy Trang - Phòng TTHT

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

link download tài liệu tập huấn thông tư 119/2014/TT-BTC

https://docs.google.com/presentation/d/1lm-vpHj6GVAuw8QqMKiH4bf0FkN3WjjwpY3Eu5oU4FU/edit?usp=sharing
- THÔNG TƯ SỐ 119/2014/TT-BTC NGÀY 25/08/2014 CỦA BỘ TÀI CHÍNH VỀ CẢI CÁCH, ĐƠN GIẢN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUẾ

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

NỘI DUNG NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA THÔNG TƯ SỐ 119/2014/TT-BTC

CỤC THUẾ TP.HỒ CHÍ MINH

THÔNG BÁO

V/v thực hiện Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014
của Bộ Tài Chính về chính sách thuế

Ngày 25/8/2014 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 119/2014/TT-BTC sửa đổi bổ sung 7 Thông tư. Thông tư số 119/2014/TT-BTC có nhiều nội dung tạo thuận lợi cho Doanh nghiệp và cắt giảm một số thủ tục hành chính thuế để tiết kiệm thời gian và chi phí của người nộp thuế; cụ thể một số nội dung chính như sau:
I. Sửa đổi, bổ sung TT 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của BTC về quản lý thuế:
            1. Về hồ sơ kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (PPKT):
Hồ sơ khai thuế GTGT tháng, quý chỉ còn 5 mẫu biểu (mẫu số 01/GTGT; 01-1/GTGT; 01-02/GTGT; 01-5/GTGT; 01-6/GTGT); bỏ 4 mẫu biểu (mẫu số 01-3/GTGT; 01-4A/GTGT; 01-4B/GTGT; 01-7/GTGT).
2. Điều chỉnh nội dung một số biểu mẫu trong hồ sơ khai thuế GTGT theo PPKT:
- Bỏ các cột “ký hiệu mẫu hóa đơn”, “ký hiệu hóa đơn”, “mặt hàng” trên bảng kê hóa đơn chứng từ bán ra (mẫu số 01-1/GTGT), mua vào (01-2/GTGT) và bảng kê 04-1/GTGT (đối với phương pháp trực tiếp).
- Bỏ nhóm 5 (HHDV không phải tổng hợp trên tờ khai 01/GTGT) trên bảng kê 01-1/GTGT; Bỏ nhóm 1 “HHDV không đủ điều kiện khấu trừ”, bỏ nhóm 5 “HHDV không phải tổng hợp trên tờ khai 01/GTGT” trên bảng kê 01-2/GTGT.
3. Về khai thuế TNCN, LPTB trong trường hợp cá nhân có TN từ nhận thừa kế & nhận quà tặng là Bất động sản (BĐS):
Trường hợp đối tượng nhận thừa kế, quà tặng (BĐS) là nhóm cá nhân (đồng sở hữu) thì chỉ có cá nhân đại diện khai thuế, các cá nhân khác ký tên vào tờ khai, không bắt buộc từng cá nhân phải khai thuế và tờ khai thuế TNCN này sẽ làm căn cứ để tính LPTB, cá nhân không phải làm thêm tờ khai LPTB.
4. Về khai thuế đối với hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê:
Hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê mà tổng số tiền cho thuê trong năm thu được từ một trăm triệu đồng trở xuống hoặc tổng số tiền cho thuê trung bình một tháng trong năm từ 8,4 triệu đồng trở xuống thì không phải khai, nộp thuế GTGT, thuế TNCN và cơ quan thuế không cấp hóa đơn lẻ.
5. Sửa đổi một số nội dung ghi trên Giấy nộp tiền vào NSNN ( mẫu C1-02/NS và C1-03/NS):
Mẫu Giấy nộp tiền mới được ban hành kèm theo Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014 của BTC đã bỏ các chỉ tiêu chương, mục, tiểu mục NSNN. Theo đó NNT khi lập Giấy nộp tiền để nộp thuế vào NSNN không phải ghi các chỉ tiêu chương, mục, tiểu mục NSNN.
II. Sửa đổi, bổ sung TT 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của BTC về thuế TNCN:
Cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định đối với VN về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại VN thì thuế TNCN được tính từ tháng đến VN trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại VN đến tháng kết thúc hợp đồng lao động.
III. Sửa đổi, bổ sung TT số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của BTC về thuế GTGT:
1. HH đã xuất khẩu sau đó khách hàng ở nước ngoài trả lại hàng, khi nhập khẩu không thu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu.
2. Bổ sung giá tính thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ:
 HH xuất để chuyển kho nội bộ, để tiếp tục quá trình SX trong một cơ sở SX - KD hoặc HHDV sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT.
3. Khi xuất máy móc, thiết bị, khuôn mẫu, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, CSKD không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT.
4. DN mới thành lập có thực hiện đầu tư theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; DN, HTX mới thành lập có dự án đầu tư không thuộc đối tượng được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng có phương án đầu tư được người có thẩm quyền của DN ra quyết định đầu tư phê duyệt  thuộc trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng PPKT
5DN, HTX mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng TSCĐ, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh được đăng ký tự nguyện áp dụng PPKT ( bỏ mức khống chế 1 tỷ đồng)
6. CSKD mới thành lập từ ngày 01/01/2014 chưa đủ điều kiện đăng ký tự nguyện áp dụng PPKT theo hướng dẫn tại Thông tư số 219/2013 của BTC nếu từ 01/09/2014 đáp ứng được các điều kiện nêu tại điểm 4,5 nêu trên thì được đăng ký tự nguyện áp dụng PPKT.
7. DN, HTX mới thành lập đang áp dụng phương pháp tính trực tiếp, DT năm đầu tiên dưới 1 tỷ đồng nhưng thực hiện đầy đủ CĐKT, HĐCT được đăng ký tự nguyện áp dụng PPKT. Sau năm dương lịch đầu tiên, áp dụng phương pháp tính thuế ổn định trong 2 năm liên tục.
8. Bên mua mua HHDV thanh toán cho nhà cung cấp bằng tài khoản tiền vay của tổ chức tín dụng không cần phải đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế tài khoản tiền vay này.
9. Bỏ quy định phải ghi chú thời hạn thanh toán theo hợp đồng đối với hợp đồng thanh toán trả chậm trên bảng kê 01-2/GTGT đối với HHDV mua vào có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
10. Hóa đơn đối với HHDV xuất khẩu là hóa đơn thương mại (thay cho hóa đơn xuất khẩu, hóa đơn GTGT); Ngày xác định DT xuất khẩu là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.
IIISửa đổi, bổ sung TT số 39/2014/TT-BTC của BTC về hóa đơn bán HH, cung ứng DV:
1. DN sử dụng phần mềm kế toán theo hệ thống phần mềm kế toán của Công ty mẹ là Tập đoàn đa quốc gia thì được sử dụng bằng tiếng Anh; DN kinh doanh dịch vụ  trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính”.
2. DN mới thành lập đang sử dụng HĐ tự in, đặt in nếu không có hành vi vi phạm về sử dụng HĐ hoặc không thuộc DN  rủi ro cao về thuế phải mua HĐ của cơ quan thuế được lập báo cáo tình hình sử dụng HĐ theo Quý.
 IV. Sửa đổi, bổ sung TT số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của BTC về TNDN:
            HHDV tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình SXKD của DN không phải quy đổi để xác định DT tính thuế TNDN
            V. Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014 của BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 01/09/2014; Riêng về thực hiện các thủ tục, mẫu biểu quy định tại Thông tư 119/2014/TT-BTC, nếu DN cần có thời gian chuẩn bị thì DN được tiếp tục áp dụng thủ tục, mẫu biểu theo quy định tại TT số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của BTC đến hết 31/10/2014 mà không phải thông báo, đăng ký với cơ quan thuế.
            VI. Số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận và trả lời những vướng mắc liên quan đến thực hiện Thông tư 119/2014/TT-BTC tại cơ quan thuế :
- VP Cục Thuế: 08.39330609; - CCT Q.8: 08.38503471; - CCT Q.Gò Vấp:08.39894436
- CCT Q.1: 08.38481668;   - CCT Q.9: 08.37308337;     - CCT Q.T.Bình: 08.38109989
- CCT Q.2: 08.37423431;    - CCT Q.10: 08.38662801;    - CCT Q.T.Phú:08.38124031
- CCT Q.3: 08.39349001-119;- CCT Q.11: 08.39630825;- CCT H.Củ Chi:08.37909324
- CCT Q.4: 08.39349192;  - CCT Q.12: 08.38917431; - CCT H.Hóc Môn:08.62511497
CCTQ.5: 08.39241340;- CCT Q.B.Thạnh: 08.35510304;-CCT H.Nhà Bè:08.37827921
- CCT Q.6: 08.39697716;  - CCT Q.B.Tân:08.37526842;  - CCT H.Cần Giờ:08.38740302
- CCT Q.7: 08.37720473; - CCT Q.Thủ Đức:08.37228593; - CCT H.B.Chánh: 08.37523872

- CCT P.Nhuận: 08.39971163;

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Tổng hợp điểm mới trong Thông tư 119/2014/TT-BTC về cải cách thuế

TVPL - Tổng cục Thuế đã có Công văn 3609/TCT-CS ngày 26/8/2014 hướng dẫn về các điểm mới của Thông tư 119/2014/TT-BTC cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế.

Nội dung công văn như sau:
I. Các nội dung sửa đổi, bổ sung Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 về quản lý thuế.
1. Ban hành mới các mẫu thay thế cho các mẫu trong Thông tư 156:
a) Mẫu Tờ khai thuế GTGT dành cho người nộp thuế khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (mẫu số 01/GTGT).
Vì:       
Theo quy định tại Thông tư số 219/2013/TT-BTC, thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đóng trụ sở chính của cơ sở kinh doanh đều được bù trừ với số thuế GTGT còn phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Vì vậy, sửa tên chỉ tiêu số [40b] trên Tờ khai thuế GTGT dành cho người nộp thuế khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (mẫu số 01/GTGT) thành “Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư được bù trừ với thuế GTGT còn phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh cùng kỳ tính thuế”.
b) Mẫu Bảng kê hóa đơn, chứng từ của hàng hóa, dịch vụ bán ra (mẫu số 01-1/GTGT).
Theo đó:
+ Bỏ các cột “Ký hiệu mẫu hóa đơn”, “Ký hiệu hóa đơn”, “Mặt hàng”
+ Bỏ dòng “Hàng hóa, dịch vụ không phải tổng hợp trên tờ khai 01/GTGT”
c) Mẫu Bảng kê hóa đơn, chứng từ của hàng hóa, dịch vụ mua vào (mẫu số 01-2/GTGT).
Theo đó:
+ Bỏ các cột “Ký hiệu mẫu hóa đơn”, “Ký hiệu hóa đơn”, “Mặt hàng”, “Thuế suất (%)”
+ Bỏ dòng “Hàng hóa, dịch vụ không đủ điều kiện khấu trừ”, “Hàng hóa, dịch vụ không phải tổng hợp trên tờ khai 01/GTGT”.
d) Mẫu Tờ khai thuế GTGT dành cho người nộp thuế mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý (mẫu số 03/GTGT) 
Theo đó:
Sửa tên chỉ tiêu [27] thành “Thuế GTGT phải nộp: [27]=[26] x thuế suất thuế GTGT”.
+ Sửa đổi, bổ sung nội dung khoản 1 Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.
đ) Mẫu Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra (mẫu số 04-1/GTGT) 
Theo đó:
Bỏ các cột “Ký hiệu mẫu hóa đơn”, “Ký hiệu hóa đơn”, “Mặt hàng”.
e) Mẫu Thông báo nộp lệ phí trước bạ nhà, đất (mẫu số 01-1/LPTB).
Theo đó:
Bổ sung thời hạn nộp tiền chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được Thông báo.
g) Mẫu Tờ khai thuế thu nhập cá nhân dành cho cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ nhận thừa kế và nhận quà tặng là bất động sản (mẫu số 11/KK-TNCN).
Lý do: Tại  điểm b.1 khoản 6 Điều 19 và điểm b khoản 1 Điều 19 Thông tư số 119/2014/BTC-TCT đã sửa đổi như sau:
Trường hợp nhóm cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản và làm thủ tục đồng sở hữu thì cá nhân đại diện khai thuế, các cá nhân khác ký tên xác nhận vào tờ khai mà không bắt buộc từng cá nhân phải khai thuế. Cơ quan thuế căn cứ tờ khai để xác định nghĩa vụ thuế riêng cho từng cá nhân nhận thừa kế, quà tặng.
Riêng đối với trường hợp tài sản nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản thì hồ sơ kê khai lệ phí trước bạ không cần phải có tờ khai lệ phí trước bạ theo mẫu 01/LPTB nêu trên. Cơ quan thuế căn cứ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 11/KK-TNCN để tính số tiền lệ phí trước bạ phải nộp của chủ tài sản và ra thông báo theo mẫu 01-1/LPTB ban hành kèm theo Thông tư này”.
2. Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 11, theo đó:
Bãi bỏ các bảng kê sau trong hồ sơ khai thuế GTGT:
            + Bảng kê hàng hóa, dịch vụ được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% (mẫu số 01-3/GTGT).
            + Bảng kê phân bổ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ mua vào được khấu trừ trong kỳ (mẫu số 01-4A/GTGT).
            + Bảng kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào phân bổ được khấu trừ năm (mẫu số 01-4B/GTGT).
            + Bảng kê số lượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy bán ra (mẫu số 01-7/GTGT)
3. Sửa đổi, bổ sung điểm a, d, đ và e khoản 8 Điều 11 như sau:
3.1. Do gạch bỏ dòng “5. Hàng hóa, dịch vụ không phải tổng hợp trên tờ khai 01/GTGT” tại Bảng kê mẫu số 01-1/GTGT và Bảng kê mẫu số 01-2/GTGT, theo đó:
- Bãi bỏ các hướng dẫn về khai dòng 5 trên Bảng kê 01-1/GTGT và Bảng kê 01-2/GTGT hướng dẫn tại các điểm a, d, đ và e khoản 8 Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC.
Bãi bỏ nội dung tại khoản 12 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
3.2. Bổ sung hướng dẫn về việc kê khai tổng hợp, không phải kê khai theo từng hóa đơn đối với “hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT”, cụ thể sửa đổi điểm e khoản 8 Điều 11.
4. Sửa đổi, bổ sung nội dung về khai, nộp thuế TNCN tại Điều 16 như sau:
a) Bổ sung hướng dẫn tại điểm b.2.1, khoản 2 Điều 16 như sau:
Trường hợp tổ chức trả thu nhập không cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân do tổ chức trả thu nhập đã chấm dứt hoạt động thì cơ quan thuế căn cứ cơ sở dữ liệu của ngành thuế để xem xét xử lý hồ sơ quyết toán thuế cho cá nhân mà không bắt buộc phải có chứng từ khấu trừ thuế”.
b) Sửa đổi dấu cộng thứ nhất, gạch đầu dòng thứ hai, điểm c.2.1, khoản 2 Điều 16theo đó gạch bỏ cụm từ “trong năm” để bao quát trường hợp cá nhân thay đổi nơi làm việc trong thời hạn quyết toán thuế (không phải trong năm quyết toán).
c) Sửa đổi, bổ sung điểm c, khoản 6, Điều 16 nhằm giảm thủ tục hành chính cho cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là chứng khoán và phần vốn góp của nhiều công ty tại các địa bàn khác nhau, theo đó, bổ sung hướng dẫn như sau: “Trường hợp cá nhân đồng thời nhận thừa kế, quà tặng của nhiều loại chứng khoán, phần vốn góp thì nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục thuế nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú).
5. Làm rõ hướng dẫn tại khổ thứ 2, 3, 4 khoản 11 Điều 21 về xác định số thuế hộ nộp thuế khoán được miễn, giảm do tạm ngừng, nghỉ kinh doanh, cụ thể:
Số thuế Hộ nộp thuế khoán được miễn, giảm do tạm ngừng, nghỉ kinh doanh được xác định như sau:
Trường hợp Hộ nộp thuế khoán nghỉ liên tục từ trọn 01 (một) tháng (từ ngày mùng 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng đó) trở lên được giảm 1/3 số thuế phải nộp của quý; tương tự nếu nghỉ liên tục trọn 02 (hai) tháng trở lên được giảm 2/3 số thuế phải nộp của quý, nếu nghỉ trọn quý được giảm toàn bộ số thuế phải nộp của  quý. Trường hợp Hộ nộp thuế khoán tạm ngừng, nghỉ kinh doanh không trọn tháng thì không được giảm thuế khoán phải nộp của tháng.
Trường hợp trong thời gian nghỉ kinh doanh, Hộ nộp thuế khoán vẫn kinh doanh thì phải nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế.”
6. Bổ sung hướng dẫn tại khoản 1 Điều 22 về sử dụng hóa đơn, kê khai, nộp thuế đối với hộ, cá nhân có tài sản cho thuê như sau:
Riêng đối với hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê mà tổng số tiền cho thuêtrongnăm thu được từ một trăm triệu đồng trở xuống hoặc tổng số tiền cho thuê trung bình một tháng trong năm từ 8,triệu đồng trở xuống thì không phải khai, nộp thuế GTGT, thuế TNCN và cơ quan thuế không thực hiện cấp hóa đơn lẻ đối với trường hợp này
7. Để đảm bảo nguồn thu hợp lý cho các địa phương, sửa đổi, bổ sung khổ thứ 6, 7, 8, 9 khoản 3 Điều 28 như sau:
Kho bạc nhà nước có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế đồng cấp trong việc khấu trừ thu thuế GTGT các công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn, đồng thời hạch toán thu ngân sách nhà nước đối với số thuế GTGT đã khấu trừ theo nguyên tắc:
Công trình xây dựng cơ bản phát sinh tại địa phương cấp tỉnh nào, thì số thuế GTGT khấu trừ sẽ được hạch toán vào thu ngân sách của địa phương cấp tỉnh đó.
Đối với các công trình liên tỉnh thì chủ đầu tư phải tự xác định doanh thu công trình chi tiết theo từng tỉnh gửi Kho bạc nhà nước để khấu trừ thuế GTGT và hạch toán thu ngân sách cho từng tỉnh.
Đối với các công trình liên huyện, nếu xác định được doanh thu công trình chi tiết theo từng huyện, thì số thuế GTGT khấu trừ sẽ được Kho bạc Nhà nước hạch toán vào thu ngân sách của từng huyện tương ứng với số phát sinh doanh thu công trình. Đối với các công trình liên huyện mà không xác định được chính xác doanh thu công trình chi tiết theo từng địa bàn huyện, thì chủ đầu tư xác định tỷ lệ doanh thu của công trình trên từng địa bàn gửi KBNN thực hiện khấu trừ thuế GTGT, trường hợp chủ đầu tư không xác định được tỷ lệ doanh thu của công trình trên từng địa bàn thì giao Cục trưởng Cục thuế xem xét quyết định.
II. Bổ sung hướng dẫn các khổ 1, 2, 3, 4 Điều 1 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 về thuế thu nhập cá nhân như sau:
Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng) không phải thực hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa hai quốc gia”.
III. Nội dung sửa đổi, bổ sung Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 về thuế giá trị gia tăng.
1. Bổ sung hướng dẫn về việc cơ quan hải quan không thu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị phía nước ngoài trả lại, cụ thể bổ sung thêm điểm g khoản 7 Điều 5 về các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 7 về giá tính thuế GTGT đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ, cụ thể:
Hàng hóa luân chuyển nội bộ  như hàng hoáđược xuấtđể chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm,để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanhhoặc hàng hoá, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thìkhông phải tính, nộp thuế GTGT.
Trường hợp cơ sở kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định (tài sản cố định tự làm) để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao, cơ sở kinh doanh không phải lập hoá đơn. Thuế GTGT đầu vào hình thành nên tài sản cố định tự làm được kê khai, khấu trừ theo quy định.
Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, khuôn mẫudưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT.
Ví dụ 24: Đơn vị A là doanh nghiệp sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt lắp vào các phân xưởng sản xuất để phục vụ hoạt động kinh doanh của đơn vị thị đơn vị A không phải tính nộp thuế GTGT đối với hoạt động xuất 50 sản phẩm quạt điện này.
Ví dụ 25: Cơ sở sản xuất hàng may mặc B có phân xưởng sợi và phân xưởng may. Cơ sở B xuất sợi thành phẩm từ phân xưởng sợi cho phân xưởng may để tiếp tục quá trình sản xuất thì cơ sở B không phải tính và nộp thuế GTGT đối với sợi xuất cho phân xưởng may.
Ví dụ 26: Công ty cổ phần P tự xây dựng nhà nghỉ giữa ca cho công nhân ở trong khu vực sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần P không có đơn vị, tổ, đội trực thuộc thực hiện hoạt động xây dựng này. Khi hoàn thành, nghiệm thu nhà nghỉ giữa ca, Công ty cổ phần P không phải lập hoá đơn. Thuế GTGT đầu vào hình thành nhà nghỉ giữa ca được kê khai, khấu trừ theo quy định.
Ví dụ 27: Công ty Y là doanh nghiệp sản xuất nước uống đóng chai, giá chưa có thuế GTGT 1 chai nước đóng chai trên thị trường là 4.000 đồng. Công ty Y xuất ra 300 chai nước đóng chai  để phục vụ trong các cuộc họp công ty thì Công ty Y không phải kê khai, tính thuế GTGT.
Ví dụ 28: Công ty Y là doanh nghiệp sản xuất nước uống đóng chai, giá chưa có thuế GTGT 1 chai nước đóng chai trên thị trường là 4.000 đồng. Công ty Y xuất ra 300 chai nước đóng chai  với mục đích  không phục vụ sản xuất kinh doanh thì Công ty Y phải kê khai, tính thuế GTGT đối với 300 chai nước xuất dùng không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nêu trên với giá tính thuế là 4.000 x 300 = 1.200.000 đồng.
Riêng đối với cơ sở kinh doanh có sử dụng hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ, luân chuyển nội bộ phục vụ cho sản xuất kinh doanh như vận tải, hàng không, đường sắt, bưu chính viễn thông không phải tính thuế GTGT đầu ra, cơ sở kinh doanh phải có văn bản quy định rõ đối tượng và mức khống chế hàng hoá dịch vụ sử dụng nội bộ theo thẩm quyền quy định.”
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, 4 Điều 12 về đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT như sau:
3.1. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có dự án đầu tư:
Doanh nghiệp mới thành lập có thực hiện đầu tư theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thuộc trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có dự án đầu tư không thuộc đối tượng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư nhưng có phương án đầu tư được người có thẩm quyền của doanh nghiệp ra quyết định đầu tư phê duyệt thuộc đối tượng đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
3.2. Bỏ mức khống chế 1 tỷ đồng về tài sản cố định, máy móc, thiết bị… đầu tư, mua sắm của doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập để đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, cụ thể:
 Doanh nghiệp,hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm,nhận góp vốnbằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.
...
Khi gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế tới cơ quan thuế trực tiếp, cơ sở kinh doanh không phải gửi các hồ sơ, tài liệu chứng minh như dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phương án đầu tư được người có thẩm quyền của doanh nghiệp ra quyết định đầu tư phê duyệt, hóa đơn đầu tư, mua sắm, hồ sơ nhận góp vốn, hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh. Cơ sở kinh doanh lưu giữ và xuất trình cho cơ quan thuế khi có yêu cầu. Trường hợp cơ sở kinh doanh mới thành lập từ ngày 01/01/2014 chưa đủ điều kiện đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại điểm b, c khoản 3 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính, nếu đáp ứng được các điều kiện hướng dẫn tại điểm b, c khoản này thì được áp dụng theo hướng dẫn tại điểm b, c khoản 3 Điều 12 Thông tư này”.
4. Bổ sung ví dụ số 58a tại khoản 4 Điều 14 về khấu trừ thuế.
5. Bỏ quy định phải ghi chú trên Bảng kê hóa đơn GTGT đầu vào (mẫu số 01-2/GTGT) về thời hạn thanh toán theo hợp đồng đối với hợp đồng thanh toán trả chậm, theo đó, sửa đổi khổ thứ nhất điểm c khoản 3 Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.
6. Bổ sung hướng dẫn: “Bênmua không cần phải đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế tài khoản tiền vay tại các tổ chức tín dụng dùng để thanh toán cho nhà cung cấp.
7. Bỏ điều kiện hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong điều kiện hồ sơ, thủ tục hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (Cơ sở kinh doanh sử dụng ngay hóa đơn thương mại trong hồ sơ hải quan).
Tương ứng sửa đổi khoản 4 Điều 16 Thông tư số 219/2013/TT-BTC; sửa đổi khoản 2 Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC về loại hóa đơn và bãi bỏ khổ thứ 7 điểm a khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC về ngày lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.
IVSửa đổi mẫu Giấy nộp tiền vào NSNN (mẫu C1-02/NS và C1-03/NS) tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 của Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/1/2013 của Bộ Tài chính và mẫu Bảng kê nộp thuế (01/BKNT) ban hành kèm theo Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính
Tương ứng bãi bỏ khoản 2 Điều 29 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
VSửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
1. Bổ sung hướng dẫn về thay thế liên 1 hóa đơn bằng Bảng kê đối với một số ngành, lĩnh vực, cụ thể:
Đối với hóa đơn thu cước dịch vụ viễn thông, hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước, hóa đơn thu phí của các ngân hàng, vé vận tải hành khách của các đơn vị vận tải, các loại tem, vé, thẻ và một số trường hợp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, khi lập hóa đơn được thay thế liên 1 bằng bảng kê chi tiết số hoá đơn thực tế đã lập. Chi tiết mỗi số hoá đơn giao khách hàng được thể hiện trên một dòng của Bảng kê với đầy đủ các tiêu thức đã được đăng ký tại hóa đơn mẫu gửi cùng Thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.”
2. Bổ sung hướng dẫn về lập hóa đơn đối với tiêu thức “đơn vị tính”:
a) Trong trường hợp tổ chức kinh doanh sử dụng phần mềm kế toán theo hệ thống phần mềm kế toán của công ty mẹ là Tập đoàn đa quốc gia thì được sử dụng bằng tiếng Anh.
b) Trường hợp kinh doanh dịch vụ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính”.
3. Bỏ hướng dẫn doanh nghiệp mới thành lập phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng (theo đó sửa đổi khổ thứ hai Điều 27 Thông tư số 39/2014/TT-BTC)
VI. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 về Thuế thu nhập doanh nghiệp.   
1. Tại Thông tư có hướng dẫn rõ đối với hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không phải tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp và có các ví dụ. Cụ thể tại Thông tư hướng dẫn như sau:
b) Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi (không bao gồm hàng hoá, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp) được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi.
Ví dụ: Doanh nghiệp A có chức năng sản xuất phụ tùng ôtô và lắp ráp ôtô. Doanh nghiệp A dùng sản phẩm lốp ôtô do doanh nghiệp sản xuất để trưng bày, giới thiệu sản phẩm hoặc dùng lốp ôtô để tiếp tục lắp ráp thành ôtô hoàn chỉnh thì trong trường hợp này sản phẩm lốp ôtô của doanh nghiệp không phải quy đổi để tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ví dụ: Doanh nghiệp B là doanh nghiệp sản xuất máy tính. Trong năm doanh nghiệp B có xuất một số máy tính do chính doanh nghiệp sản xuất cho cán bộ công nhân viên để dùng  làm việc tại doanh nghiệp thì các sản phẩm máy tính này không phải quy đổi để tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp”.
2. Bổ sung hướng dẫn tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với trường hợp mua hàng hóa dịch vụ có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn (theo đó, sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 6) như sau:
Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị dưới 20 triệu đồng và có thanh toán bằng tiền mặt thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế”.
3. Sửa đổi, bổ sung hướng dẫn về ưu đãi thuế TNDN đối với dự án có quy mô lớn, theo đó sửa đổi tiêu chí về dự án quy mô lớn phù hợp với quy định của Luật Thuế TNDN và Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.
Các nội dung hướng dẫn nêu trên có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2014.