Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2010

Hàng loạt cây xanh trong nhà chứa chất độc chết người

Việc trồng vài cây cảnh nhỏ trong nhà hoặc nơi làm việc là sở thích của người Sài Gòn trong nhiều năm nay. Tuy nhiên, các nhà sinh học cảnh báo trong số đó có nhiều loại cây chứa độc tố gây chết người nếu ăn phải.

> Sự thật tin đồn cây xanh trong nhà có độc chết người

Trao đổi với VnExpress.net, Tiến sĩ sinh học Bùi Văn Lệ, trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM cho biết, gia đình có trẻ nhỏ tốt nhất không nên trồng các loại hoa, cây cảnh. Vì có thể loại hoa cây cảnh đó cực kỳ độc mà bố mẹ không biết.

Ông nói: “Tốt nhất, các bố mẹ, ông bà, người trông trẻ nên cẩn thận, tuyệt đối không để các bé nghịch, cầm hay cho bất cứ loại lá cây nào vào miệng. Hơn thế, bé có thể nghịch đất trồng trong chậu rất bẩn, dễ nhiễm giun sán. Những loại hoa cây cảnh không chỉ độc với bé mà còn độc với cả người lớn”.

Sau đây là danh sách 22 loại cây cảnh có độc do Tiến sĩ Lệ cung cấp, đều được trồng phổ biến ở Việt Nam:

1. Trúc đào: Tên khoa học là Nerium oleander. Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Người ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Việc phơi khô hoặc nấu chín cũng không làm mất tính độc của loài thực vật này. Không trồng trúc đào ở cạnh nguồn nước (giếng ăn, bể nước...) vì lá, hoa trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước. Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc do mủ hoa cây trúc đào.

Hiện nay, trúc đào đang được trồng rất nhiều ở trên các tuyến phố, vườn hoa, nơi công cộng.

2. Thơm ổi: Tên khoa học là Lantana spp. Quả có chất độc Lantanin alkaloid Hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu và có thể dẫn đến tử vong.

3. Ngoắt nghẻo: Tên khoa học là Gloriosa superba. Củ và hạt cây có chất kịch độc Colchicine và một số alkaloid khác mà nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

4. Cà độc dược, một số loại cà kiểng, hoa Lưu ly: Tên khoa học là Datura metel, thuộc họ cà Solanaceae. Tiếp xúc qua da với bất kì vị trí nào trên cây đều có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa, chóng mặt, nhức đầu, thấy ảo giác, hôn mê và có thể gây mù mắt hoặc tử vong.

Cũng chính nhờ độc chất có trong hoa lá thân cây, mà cà độc dược còn được dùng làm thuốc, nếu dùng với liều khống chế, có thể chữa ho hen, say sóng, trị mụn nhọt.

5. Đỗ Quyên: Tên khoa học là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc AndromedotoxinArbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá Đỗ Quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.

6. Thiên điểu: Tên khoa học là Strelitzia reginae. Hoa và hạt của cây có các chất gây ngộ độc đường ruột. Tiếp xúc hoặc ăn hoa, hạt sẽ khiến buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.

7. Môn kiểng: Tên khoa học là Caladium hortulanum. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Calcium oxalate và Asparagine Khi ăn phải sẽ dẫn đến nguy cơ bị bỏng, ngứa rát vùng miệng, niêm mạc ruột.

8. Hoa loa kèn Arum/ Ý lan: Tên khoa học là Zantedeschia aethiopica. Lá và củ cây đều có chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.

9. Xương rồng bát tiên: Tên khoa học là Euphorbia milii splendens. Nhựa cây gây bỏng rát da khi tiếp xúc.

10. Anh Thảo: Tên khoa học là Cyclamen persicum. Củ cây có chất độcAlkaloids gây khó tiêu, tiêu chảy, ói mửa nếu ăn phải.

11. Chuỗi ngọc: Tên khoa học là Sedum morganianum: Tất cả bộ phận có chấtGlucosides gây mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy nếu ăn phải.

12. Môn lá lớn: Tên khoa học là Colocasia spp Tất cả các bộ phận trên cây đều chứa chất Calcium oxalate Asparagine gây ngứa và bỏng rát cổ họng, tiêu chảy nếu ăn phải.

13. Hồng môn: Tên khoa học là Anthurium spp. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc tố Calcium oxalate và Asparagine Việc ăn phải loại thực vật này có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày và ruột.

14. Dạ lan (tên khoa học là Hyacinth orientalis). Củ Dạ Lan có độc tố Alkaloidgây vọp bẻ, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy nếu ăn phải.

15. Cẩm tú cầu: Tên khoa học là Hydrangea macrophylla. Lá và củ cây có chấtHydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.

16. Xương rồng kiểng: Tên khoa học là Euphorbia trigona. Nhựa cây Có thể gây bỏng da và mắt nếu tiếp xúc, gây tê cứng lưỡi và miệng, nôn mửa nếu ăn phải.

17. Thủy tiên: Tên khoa học là Narcissus spp. Củ của cây có chất Alkaloids gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải.

18. Một số loại trầu (Trầu bà, Trầu ông,...): Có tên khoa học là Philodendronspp. Lá và thân cây có chất độc Calcium oxalate gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng khi ăn phải.

19. Tulip: Tên khoa học là Tulipa spp. Củ cây có chất Tulipene, ăn phải sẽ gây chóng mặt, buồn nôn.

20. Lục bình: Tên khoa học là Eichhornia crassipes. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc gây chứng ăn không tiêu, ói mửa trên chó, mèo và một số vật nuôi khác khi ăn phải.

21. Huệ Lili: Tên khoa học là Hippeastrum puniceum. Củ cây có chất độcLycorine gây tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa khi ăn phải. Nhựa cây có thể gây nôn mửa nếu ăn phải. Tránh tiếp xúc trực tiếp với da vì có thể gây bỏng rát, ngứa...

22. Ngô đồng: Tên khoa học là Jatropha podagrica. Toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt có chứa chất độc Curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.

Ngoan Ngoan


Phải chăng là “tư thù”?

Công an Q.7 “hành” doanh nghiệp
Phải chăng là “tư thù”?
20/05/2010 23:46
Chỉ huy công an quận chỉ đạo công an phường bố trí lực lượng canh gác kho của Thu Sport (Q.7, TP.HCM) gần cả 10 ngày

Sau hơn 2 tháng lục tung kho hàng của Công ty TNHH Thể thao Thu (Thu Sports) kiểm tra từng món nhưng Công an Q.7 vẫn không phát hiện được món hàng nào trốn thuế hay nhập lậu...

Nghe đọc bài

Quyết định xử phạt “có vấn đề”

Việc Công an Q.7 bắt giữ 2 lô hàng trên xe tải vào ngày 26.2 và lập biên bản vi phạm hành chính là cái cớ để kiểm kho hàng số 298A Huỳnh Tấn Phát. Nhưng sau nhiều ngày kiểm tra kho hàng, cộng với hơn 2 tháng đi điều tra xác minh, ngày 28.4, Công an Q.7 kết luận: “Sau khi đối chiếu tờ khai nhập khẩu của nhiều mặt hàng, công ty không có ý thức trốn thuế do vậy Công an Q.7 đề nghị không áp dụng hình thức xử phạt đối với công ty...”. Riêng lô hàng bóng chuyền gồm 18 thùng (216 trái), ông Trưởng công an Q.7 đề nghị, nên ngày 12.5 UBND Q.7 đã ra quyết định xử phạt hành chính 12 triệu đồng và tịch thu số hàng nói trên do nhập lậu. Tuy nhiên việc xử phạt lô hàng bóng chuyền trên là không thuyết phục.

Công an Q.7 dựa vào khoản 6 và điểm b, khoản 8, Điều 22 của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP để đề nghị xử phạt lô hàng bóng chuyền. Cụ thể là Thu Sports nhập bóng chuyền nhưng ghi trong tờ khai hải quan là bóng rổ. Từ đó Công an Q.7 kết luận Công ty Thu Sports có sự gian lận về chủng loại nên đề nghị UBND Q.7 ra quyết định xử phạt. Đáng chú ý, tại điểm C, khoản 7, Điều 3 (giải thích từ ngữ) của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP định nghĩa về “hàng nhập lậu” rất rõ: “Hàng hóa nhập lậu (khoản 7) là: Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan (điểm 3)...”.

Thực chất đây chỉ là sự nhầm lẫn đáng tiếc của nhân viên Thu Sports: trong tờ nhập hàng của công ty nước ngoài ghi bằng tiếng Anh là bóng chuyền nhưng khi nhân viên Thu Sports dịch sang tiếng Việt lại lộn là bóng rổ. Minh chứng cho việc nhầm lẫn này công ty đã xuất trình đầy đủ giấy tờ nhập khẩu của hải quan, thuế; có giấy xác nhận của Tập đoàn Amesports. Malaysia BHD xác nhận quả bóng chuyền này chơi được cho 3 môn bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá mini trong nhà nền sân gỗ; mã số nhập khẩu, mã số trên bóng chuyền (đúng là của hãng Wilson) đều giống nhau; Thu Sports là đại lý phân phối chính thức cho Wilson hơn 10 năm nay tại Việt Nam; đặc biệt thuế áp cho bóng rổ, bóng chuyền nhập khẩu cũng như nhau!

Điều này cho thấy, nhân viên Thu Sports hoàn toàn không có ý thức gian lận bởi vì không được lợi (vật chất, tinh thần) gì trong việc khai nhầm từ bóng chuyền sang bóng rổ. Sự nhầm lẫn hay sai sót trên đôi khi vẫn thường hay xảy ra. Cụ thể trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính của UBND Q.7 xử phạt Thu Sports vào ngày 12.5 cũng có sai sót, nhầm lẫn ngoài ý muốn: như “...hóa đơn chứng...” thiếu chữ “từ” hoặc khiếu nại lại ghi “thiếu nại”. Quyết định xử phạt sai sót, nhầm lẫn lại đi phạt người khác nhầm lẫn do vô ý (!?).

Kể cả, quyết định xử phạt hành chính của Công an Q.7 về lô hàng bị bắt ngày 26.2 cũng thuộc dạng “tình ngay lý gian”. Theo ông Võ Thu (Chủ tịch HĐQT của Công ty Thu Sports) trình bày, ngày 26.2, ban giám đốc công ty đã cẩn thận làm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo hồ sơ hải quan, chứng từ đóng thuế nhập khẩu đầy đủ thì không có lý gì công an quận lại phạt. Việc vận chuyển của công ty là vận chuyển nội bộ từ kho ở Q.7 sang kho Q.1 để kiểm tra hàng hóa, dán tem trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Ông Thu cho rằng trường hợp của ông là “tình ngay” và ông đặt giả thuyết: “Giả sử kho ở Q.7 quá tải, tôi muốn vận chuyển bớt hàng hóa sang kho ở Q.1 để nhập hàng mới về kho Q.7. Lúc đó tôi không thể dán tem nhãn cho số hàng hóa quá lớn chuyển từ Q.7 sang Q.1, vả lại hàng này tôi chưa tung ra thị trường thì không lý gì phải dán tem nhãn để rồi trong quá trình bốc dỡ lên xuống ở kho làm hư hỏng tem nhãn... Tôi xin đặt ngược lại câu hỏi với cơ quan chức năng: vậy phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế phát hành để làm gì?”.

Công an quận viện lý do trong nghị định quy định hàng hóa lưu thông từ cảng về kho thì không cần dán tem nhưng từ kho vận chuyển đến bất cứ nơi nào cũng đều bị phạt, đó là cách xử lý “cứng nhắc” của công an quận khi áp dụng nghị định này. Tuy nhiên lý giải của ông Thu không phải không có cơ sở. Chúng tôi mang trường hợp của ông Thu đi hỏi một số cơ quan chức năng thì họ cho rằng: không nên xử doanh nghiệp vì lỗi quá nhỏ này mà chỉ cần nhắc nhở khắc phục là đủ.

Có hay không việc “tư thù”?

Thông thường khi kiểm tra hành chính, các cơ quan chức năng chỉ cần lấy ngẫu nhiên một vài thùng hàng của từng chủng loại để kiểm tra. Đằng này Công an Q.7 đã xới tung hàng hóa hàng trăm m3 kiểm tra từng món. Một số cán bộ của cơ quan chức năng tham gia cùng với công an quận kiểm tra cũng lắc đầu ngao ngán về sự “kỹ” quá mức của công an.

Trước đó, công an phường, bảo vệ dân phố cũng bỏ công việc giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn phường, ra đứng chốt trước cổng kho canh giữ 24/24, liên tục nhiều ngày liền theo lệnh cấp trên. Cuộc “điều động” này tiêu hao không biết bao nhiêu sức lực, thời gian của ngành công an.

Nhiều tháng nay, Công ty Thu Sports tốn không biết bao nhiêu thời gian, công sức chỉ để phục vụ công tác kiểm tra, cung cấp hóa đơn chứng từ cho cơ quan công an phục vụ công tác điều tra đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Đáng chú ý, trong quá trình bị công an quận “hành”, ông Thu đã gửi nhiều đơn thư đến các cơ quan chức năng “kêu cứu”, trong đó ông Thu đề cập đến vấn đề tư thù cá nhân nên bị ông Nguyễn Hoàng Tuấn (Trưởng công an Q.7) “hành”. Mặc dù vấn đề này đang được Thanh tra Công an TP.HCM vào cuộc điều tra nhưng khi chúng tôi tìm hiểu phát hiện một số điều khá kỳ lạ.

Vào năm 2001, Công ty TNHH Vương Thể (tên cũ của Thu Sports) do ông Võ Thu làm giám đốc cũng bị ông Tuấn (lúc đó là Phó công an Q.1) kéo quân đến kiểm tra cửa hàng, kho của Công ty TNHH Vương Thể với lý do bán hàng không xuất hóa đơn và công an trưng ra tờ hóa đơn VAT do nhân viên viết sai 3 con số 0 ở hàng triệu. Với lý do này, công an đã lục tung kho hàng, cửa hàng của Công ty TNHH Vương Thể nhưng sau nhiều tháng “hành” doanh nghiệp, cuối cùng cũng chỉ lập biên bản xử lý hành chính.

Lần này, lịch sử lặp lại hay là sự trùng hợp ngẫu nhiên: cũng với hành vi vi phạm hành chính nhỏ, cũng với cương vị lãnh đạo quận, ông Tuấn (nay là Trưởng công an Q.7) đã huy động quân “hành” Thu Sports tiếp lần nữa.

Sự việc trên xét thấy cần phải có một cơ quan có thẩm quyền như Thanh tra, Công an TP.HCM xem xét và kết luận về những lời tố cáo của ông Thu. Tuy nhiên, một tình tiết sau đây khiến dư luận nghi ngờ về cách xử lý của ông trưởng công an quận này. “Trong những lần làm việc với Công an Q.7, tôi có đề cập về việc cho chúng tôi lấy xe tải về vì xe của chúng tôi hoàn toàn không bị vi phạm gì thì một cán bộ của Đội CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ đã đưa cho chúng tôi xem bút phê của ông Trần Văn Sơn (Phó công an Q.7) vào đơn yêu cầu trả lại xe với nội dung: “Đồng ý trả xe nhưng phải được sự đồng ý của anh Tuấn, trưởng quận” (!?). Và vì ông Tuấn không chịu trả xe nên đến hơn 45 ngày đêm, xe của chúng tôi vẫn còn bị tạm giữ. Trong thời gian này, chúng tôi đã phải chi hơn 40 triệu đồng thuê xe để vận chuyển hàng hóa” - bà Huỳnh Thị Diệu Hiền - Phó giám đốc Thu Sports, bức xúc.

Những nội dung trình bày của lãnh đạo Thu Sports nói trên chỉ là thông tin một chiều. Để xác minh nguồn thông tin này, Thanh Niên đã chủ động liên lạc với ông Tuấn xin gặp làm rõ vụ việc nhưng rất tiếc bị ông Tuấn từ chối và yêu cầu PV lên gặp Thanh tra TP.HCM.

Tiếp xúc với chúng tôi, ông Thu đưa nhiều giấy khen nhiều năm liền Thu Sports hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ thuế cho Nhà nước, số tiền lên đến hàng chục tỉ đồng/năm. Bất ngờ hơn, ông Thu đưa cho chúng tôi xem biên nhận của Sở Kế hoạch - Đầu tư TP.HCM về việc giải thể Chi nhánh tại 298A Huỳnh Tấn Phát. Nguyên nhân ông Thu rút lui khỏi địa bàn Q.7 vì sợ bị “hành” nữa và sợ bị trả thù.

Điều đáng nói, trong quá trình bị “hành”, ông Thu đã nhiều lần gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng của thành phố nhưng ông đều nhận được câu trả lời vô cảm: “Đã chuyển cho Công an Q.7 xem xét”!

Nhóm PVXH

Trich bao Thanh nien ngay 21/05/2010