Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Luật Thuế thu nhập cá nhân 2012 sửa đổi bổ sung - Luật số 26/2012/QH13


Quốc hội vừa ban hành Luật Thuế thu nhập cá nhân số  26/2012/QH13 ngày 03 tháng 12 năm 2012 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN số 04/2007/QH12.

Theo đó:
  • Tiền lương hưu do Quỹ BHXH chi trả;
  • Tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng vào loại thu nhập được miễn thuế;
  • Giảm trừ gia cảnh: mức giảm trừ đối với đối tượng 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng(Con thứ 3 trở lên vẫn được tính vào miễn trừ gia cảnh);
  • Một cá nhân không có người phụ thuộc, thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng mới phải nộp thuế.
  • Nếu có 1 người phụ thuộc thì thu nhập trên 12,6 triệu đồng và 2 người phụ thuộc trên 16,2 triệu đồng/tháng mới phải nộp thuế.
  • Đến ngày 1/7/2013 nếu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% thì UBTVQH sẽ có điều chỉnh thêm.
  • Chuyển nhượng bất động sản dưới hình thức ủy quyền sử dụng vẫn phải nộp thuế.
  • Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán có thể đăng ký kì tính thuế theo năm bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Bộ luật lao động 2012 (có hiệu lực 01/5/2013)


Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Bộ luật lao động.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Bộ luật lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động Việt Nam, người học nghề, tập nghề và người lao động khác được quy định tại Bộ luật này.
2. Người sử dụng lao động.
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Về điều chuyển công việc của người lao động


Chinhphu.vn) - Công ty nơi bà Nguyễn Thanh Tú (Hải Phòng) làm việc có ký hợp đồng thời hạn 36 tháng với 1 nhân viên. Tuy nhiên trong 2 tháng cuối của thời hạn, nhân viên này bị chuyển sang làm 1 công việc khác và chỉ được hưởng 85% lương với lý do công ty hết việc. Bà Tú hỏi, trường hợp này công ty giải quyết như vậy có đúng quy định không?
Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời câu hỏi của bà Tú như sau:
Trường hợp được phép chuyển người lao động làm việc khác
Theo Điều 34 Bộ luật Lao động hiện hành (ban hành năm 1994, đã được sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007) và hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động thì việc tạm thời chuyển người lao động làm việc khác trái nghề được quy định như sau:
Khi người sử dụng lao động gặp khó khăn đột xuất do khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh; áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; sự cố điện, nước hoặc nhu cầu của sản xuất - kinh doanh thì người sử dụng lao động có quyền tạm thời chuyển người lao động làm việc khác trái nghề, nhưng không được quá 60 ngày (cộng dồn) trong một năm. Trong thời gian này, nếu người lao động không chấp hành quyết định của người sử dụng lao động thì có thể bị xử lý kỷ luật lao động và không được hưởng lương ngừng việc theo quy định tại khoản 2 Điều 62 của Bộ luật Lao động và tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 84 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung.
Trong trường hợp người sử dụng lao động tạm thời chuyển người lao động làm việc khác trái nghề quá 60 ngày (cộng dồn) trong một năm thì phải có sự thoả thuận của người lao động; nếu người lao động không chấp thuận mà họ phải ngừng việc thì người đó được hưởng lương theo quy định tại khoản 1 Điều 62 của Bộ luật Lao động.
Mức lương khi phải điều chuyển công việc
Việc điều chuyển người lao động làm công việc khác tạm thời là quyền của người sử dụng lao động nhưng quyền điều chuyển này bị pháp luật giới hạn ở một số điểm sau:
- Không phải bất cứ lúc nào muốn là người sử dụng lao động có thể điều chuyển người lao động làm việc khác trái nghề. Việc điều chuyển chỉ được tiến hành trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn đột xuất hoặc do nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Khó khăn đột xuất được hiểu là doanh nghiệp gặp khó khăn do khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, do sự cố điện, nước.
- Trước khi quyết định điều chuyển người lao động làm việc trái nghề, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động ít nhất 3 ngày.
- Người sử dụng lao động có thể tạm thời điều chuyển người lao động làm công việc trái nghề nhiều lần, nhưng tổng cộng số ngày điều chuyển của các lần không quá 60 ngày cộng dồn trong một năm. Trường hợp tạm điều chuyển vượt quá 60 ngày thì phải được sự chấp thuận của người lao động.
- Khi làm công việc khác theo sự điều chuyển của người sử dụng lao động thì người lao động được hưởng theo lương của công việc mới với điều kiện mức lương này cao hơn hoặc bằng mức lương của công việc cũ.
Nếu mức tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương cũ thì người lao động được giữ nguyên lương trong thời hạn 30 ngày làm việc. Sau 30 ngày đó thì hưởng lương theo công việc mới nhưng tiền lương theo công việc mới phải ít nhất bằng 70% mức tiền lương cũ (nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu).
Cụ thể vấn đề bà Nguyễn Thanh Tú hỏi: Trong thời hạn hợp đồng mà công ty gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh thì có quyền điều chuyển người lao động sang làm công việc khác không quá 60 ngày trong một năm.
Việc điều chuyển người lao động sang làm công việc khác phải thực hiện đúng quy định tại Điều 34 Bộ luật Lao động hiện hành và hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định 44/2003/NĐ-CP. Theo đó, người lao động được giữ nguyên lương trong thời hạn 30 ngày làm việc. Sau 30 ngày đó thì hưởng lương theo công việc mới nhưng tiền lương theo công việc mới phải ít nhất bằng 70% mức tiền lương cũ.
Luật sư Lê Văn Đài
VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

8 lỗi đáng trách khi cho bé ngủ



Thứ ba, 15/01/2013, 11:16 AM (GMT+7)
Sự kiện: Giấc ngủ của bé
Bé quấy khóc, giật mình thức đêm, ngủ không sâu...do lỗi thiếu hiểu biết của cha mẹ.
Hãy đến với chuyên mục Làm mẹ của Eva để hiểu hơn những điều Người mẹ cần biết , cách Chăm sóc trẻ sơ sinhChọn đồ chơi cho béKinh nghiệm của mẹ, cáchDạy con tuổi dậy thì hay mẹTây dạy con và chia sẻ cảm xúc trong Tâm sự người mẹ bạn nhé!
Không ít bậc cha mẹ kêu ca, phàn nàn chuyện bé con ngủ ít, ngủ chập chờn và gắt ngủ vào ban đêm. Dù đã được rất nhiều người mách nước cách vỗ về, ru bé ngủ nhưng đều không 'ăn nhằm' gì.
Sự thật, bé quấy khóc, giật mình thức đêm hay ngủ không sâu... phần nhiều do lỗi thiếu hiểu biết của cha mẹ. Khá nhiều trường hợp cha mẹ phạm phải những lỗi đáng trách trước và sau khi cho bé ngủ mà không biết.
1.    Không lên giờ ngủ cố định cho bé
Trẻ được ngủ đúng giờ, đủ giấc sẽ cao lớn và phát triển nhanh hơn so với bạn cùng lứa liên tục thiếu ngủ. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, các bé 2 tuổi thời nay ngủ ít hơn 40 phút so với bố mẹ trước đây. Điều này gây hại cho sự phát triển não bộ và thể chất của trẻ.
Các chuyên gia Nhi khoa khuyên, nên lập thời gian biểu cho chế độ ngủ của bé và bản thân cha mẹ buộc phải tuân theo nghiêm ngặt. Không nên chờ cho đến khi bé dụi mắt, ngáp ngủ… mới cho bé đi ngủ bởi đến lúc đó bé đã quá buồn ngủ rồi. Chỉ cần ngủ sớm 15 hoặc 20 phút thôi cũng tạo ra sự khác biệt rất lớn.
2.    Bỏ qua những cái ngáp ngủ của bé
Dụi mắt, cử chỉ chậm chạp, phớt lờ những món đồ chơi ưa thích… là những ‘tin nhắn’ của trẻ hàm ý rằng ‘Con buồn ngủ rồi, hãy cho con đi ngủ’, nhưng có rất nhiều phụ huynh không mấy quan tâm đến những dấu hiệu đó nê  đã vô tình bỏ lỡ thời-điểm-vàng ru ngủ bé.
Nếu bé không được ru ngủ khi mắt đã ríu rìu, cơ thể sẽ không tiết ra melatonin làm dịu cơn mệt mỏi dẫn đến việc bé liên tục quấy khóc, khó ngủ, ngủ không sâu… và stress.
8 lỗi đáng trách khi cho bé ngủ - 1
Rất nhiều mẹ có thói quen để bé ngủ trên ô tô... (Ảnh minh họa).
3.    Bế và đu đưa để ru bé ngủ
Thấy bé khóc, gắt ngủ nên nhiều mẹ gần như đêm nào cũng bế và đu đưa bé cả đêm trên tay.  Đây không phải là hành vi tiêu cực nhưng nếu mẹ làm thế thường xuyên, bé sẽ phụ thuộc vào vòng tay của mẹ. Có nghĩa, mẹ có nhẹ nhàng đặt bé vào nôi/ cũi để đi ngủ thì khi tỉnh giấc, bé sẽ khóc toáng, ngậu xị lên vì không còn được nằm trên bàn tay êm ái của mẹ.
Thương bé, mẹ hãy để bé học cách tự làm dịu và ru ngủ mình mỗi khi thức giấc. Đừng cuống cuồng chạy đến bế bé và dỗ dành khi bé mới chỉ ọ ẹ làm nũng.
4.    Cho bé chuyển từ cũi ra giường quá sớm
Đây là một sai lầm cổ điển của các bậc cha mẹ!
Con vừa tròn 2 tuổi, nhiều mẹ đã vội chuyển ‘địa-bàn-ngủ’ của bé từ cũi ra giường. Nhưng ngay đêm chuyển đổi đó, bé trằn trọc cả đêm không ngủ, thức dậy khi đèn phòng tắt hoặc tỉnh giấc khi có tiếng động nhẹ…
Tại sao lại như vậy? Bởi vì trước 3 tuổi, nhiều trẻ em chưa sẵn sàng để ngủ một mình trên chiếc giường to lớn. Bé không nhận thức và điều khiển được ranh giới khác nhau giữa giường và cũi. Chờ đến khi con bạn 3 tuổi hãy nghĩ đến chuyện chuyển con ra giường ngủ. Nếu bé vẫn gặp khó khăn khi ngủ một mình ở giường, bạn có thể dành cho bé thêm thời gian để thích nghi.
5.    Đặt bé ngủ ở bất kỳ nơi nào có thể
Nhiều nhà khoa học khẳng định: việc trẻ phải ngủ trong tình trạng chuyển động – ngủ trong xe đẩy hoặc xe hơi – khiến giấc ngủ không sâu, khó phục hồi giấc ngủ hơn do sự kích thích chuyển động.
Do vậy, để bé ngủ sâu và đẫy giấc, không khóc quấy giữa các giấc thì cha mẹ nên đặt bé ngủ ở một nơ quen thuộc với ánh sáng dịu nhẹ, yên tĩnh.
6.    Thiếu nhất quán
Thỉnh thoảng, khi bé không thể ngủ, cha mẹ hãy nằm xuống bên cạnh bé cho đến khi bé chìm vào giấc ngủ. Hoặc có thể cho phép bé được vào giường ngủ với cha mẹ lúc nửa đêm…
Nhiều bậc cha mẹ không quan tâm khi có con vào ngủ cùng, nhưng thường thường, cả nhà lại ngủ chung trong một chiếc giường rất chật. Cha mẹ nên đưa ra quy định rõ ràng và thống nhất với con về vị trí ngủ. Ví như, nếu ban đêm bé đòi vào giường ngủ cùng cha mẹ, hãy chờ bé ngủ rồi nhẹ nhàng bế quay trở lại giường của bé.
7.    Cho bé ăn vào ban đêm
Đang đêm, nhiều bé bị mẹ lay dậy để cho bú, làm bé tỉnh giấc khi đang say ngủ. Thói quen này khi đã được hình thành sẽ khiến bé quen giấc, sau này khi cai sữa, bé vẫn giữ thói quen tỉnh dậy giữa đêm để ăn.
Để khắc phục thói quen này, mẹ chỉ nên cho bé bú đêm khi bé khóc đòi và sau khi bú xong, để bé tự ngủ lại chứ không nên bế ẵm ru ngủ, bé sẽ bị lệ thuộc vào hành động đó của cha mẹ.
8.    Bật đèn sáng khi bé ngủ
Đối với trẻ em và trẻ sơ sinh, ánh sáng mạnh sẽ làm suy yếu thị lực và làm tê liệt sự phát triển thị giác của trẻ sơ sinh. Chính vì thế mà khi các bé đang ngủ, cha mẹ không nên bật đèn, trừ những trường hợp thật cần thiết.
Bích Hạnh (Theo Parents)

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

Tin vui và tin buồn!


Tin vui là Hà Nội không phát hiện bất cứ trường hợp nào “chạy” công chức.
 >> "Chạy công chức 100 triệu": Ngành nội vụ cũng giật mình?
 >> “Chạy” công chức mất không dưới 100 triệu đồng!

Tin buồn là người dân Thủ đô lại có vẻ tin vào “tin buồn” chạy công chức mất 100 triệu của ông Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy, hơn là việc phủ nhận bằng “tin vui”, sau sự xuất hiện của 3 đoàn thanh tra.
 
Tin vui và tin buồn!
Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy Hà Nội Trần Trọng Dực nói chuyện "chạy" vào công chức ở Thủ đô tại kỳ họp HĐND TP cuối năm 2012. Ảnh: Tuổi Trẻ
 
Nếu phải có thêm một chi tiết để nói về niềm tin thì đó là những câu chuyện nói theo kiểu dân gian thời @ “chém gió vỉa hè”, về một câu chuyện hoàn toàn nghiêm túc: “Có phải ông Dực sắp về hưu?”, “Hôm đó, ông Dực có uống nhầm thứ gì không?”. Hình như đối với người dân, việc một quan chức đương chức công bố một “tin buồn” thì hoặc ông “dũng cảm bất thường”, hoặc ông sắp phải nhận một “tin buồn”.
Nhắc lại, tại phiên thảo luận trong kỳ họp Hội đồng nhân dân Thành phố về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp thành phố hôm 7.12, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội Trần Trọng Dực khẳng định: Để “chạy” công chức thủ đô phải mất khoảng 100 triệu đồng. Ông nói thẳng địa chỉ: Chỗ trưởng phòng nội vụ các quận huyện: “Ngoài 2 cán bộ mà tôi phát hiện và yêu cầu kiểm điểm, việc tôi chỉ ra trưởng phòng nội vụ một số quận, huyện là đầu mối nhận hồ sơ, chạy việc thì phải biết chứ không thể lờ mờ được”.
Chuyện chạy công chức, trong logic thông thường, thực ra rất khó lý giải. Ông Thang Văn Phúc có lần than thở: Hồi còn làm thứ trưởng (Bộ Nội vụ), lương ông chưa tới 10 triệu đồng, không đủ sống. Còn quan chức Sở Nội vụ Hà Nội thì nói đến “cái gốc”: “Cái gốc là phải có sự quan tâm cải thiện thu nhập cho cán bộ công chức. Mức lương hiện nay quá thấp so với trách nhiệm và lao động của cán bộ công chức. Khối lượng công việc của bộ máy chính quyền mà công chức phải thực hiện tăng gấp hàng chục lần trong khi thu nhập thì còn quá thấp”. Làm việc quá nhiều, lương quá thấp, thấp đến độ lương thứ trưởng còn không đủ sống, ấy thế mà vẫn có người mất cả trăm triệu để phải chạy. Âu cũng là một chuyện lạ, kiểu “chỉ có ở Việt Nam”.
Nhưng chưa hết, những công chức “lương không đủ sống” đó đang mắc phải chứng bệnh người giàu. Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia có tới 15% công chức ở Hà Nội và TP. HCM ở độ tuổi từ 45 - 49 thừa cân, béo phì.
Thế là chúng ta có một thứ logic: Người ta phải mất cả trăm triệu để “chạy” vào công chức. Công chức đang nhận đồng lương chết đói. Nhưng công chức lại “hưởng” bệnh béo phì.
Chữ “Không”, con số 0 lạnh lùng mà Hà Nội vừa công bố đang là lời tự khẳng định của Hà Nội. Với những cán bộ cấp trên thì trong sạch, liêm khiết, cấp dưới thì chất lượng, trung thực. Còn chuyện “chạy” thì “bằng chứng đâu?”, rằng là chuyện ở đâu đó, của ai đó, chứ không phải của Thủ đô.
Không hề ngẫu nhiên, trong buổi họp công bố chữ “Không này”, Hà Nội đưa ra câu chuyện “Cơ quan chức năng còn phát hiện nhiều trường hợp thí sinh bị lừa tiền chạy công chức, do cả tin và nhờ vả giúp đỡ. Cụ thể, chị PTT (quận Hoàng Mai) bị Nguyễn Thu Hằng (xã Dương Hà, Gia Lâm) mạo danh là cán bộ Sở Nội vụ lừa 280 triệu đồng để “chạy” vào làm giáo viên cấp 3”.
Sẽ không bao giờ như mong muốn, chi tiết này không bao giờ có ý nghĩa “cái cọc” cho niềm tin dư luận. Bởi “cái cọc”, nếu muốn có, phải là câu chuyện làm thật. Chứ không phải là cái lắc đầu, hay việc “đề nghị lắp camera” để “minh bạch quá trình thi tuyển và khi cần thì có thể bật lại để kiểm tra”.
“Đến thời điểm này, tôi không phải chịu sức ép nào cả!” - ông Dực vừa khẳng định với báo chí. Ông đúng. Vì sức ép đó đang được đổ lên niềm tin của dân chúng thủ đô, của nhân dân cả nước khi có lúc họ đã chót tin rằng với lời khẳng định của một quan chức đầu ngành kiểm tra, sẽ có những con sâu được lôi ra trong một bộ phận không nhỏ nào đó.
 
Theo Đào Tuấn
Lao Động

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

'Từ chối lời khen của Thủ tướng Dũng'


Cập nhật: 14:40 GMT - thứ tư, 9 tháng 1, 2013
Nghệ sỹ Kim Chi (trái) và các văn công
Nghệ sỹ Kim Chi, người từng tham gia nhiều phim lớn của điện ảnh cách mạng Việt Nam, vừa từ chối làm hồ sơ khen thưởng nghệ sỹ của Thủ tướng Việt Nam vì cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng “đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân”.
Bà nói với BBC Tiếng Việt, “để được thủ tướng khen thì tôi không muốn điều đó”.
Trước đó, bà Kim Chi được Hội Điện ảnh Việt Nam gợi ý làm hồ sơ để đề nghị Thủ tướng khen thưởng, tuy nhiên bà đã gửi một lá thư cảm ơn tới Hội, đồng thời ghi rõ lý do từ chối.
“Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm.
“...Được các đồng nghiệp có tâm, có tài khen ngợi mới thật là điều vinh dự,” bà viết trong lá thư gửi Hội Điện ảnh.

‘Làm khổ dân là có tội’

Diễn viên điện ảnh Kim Chi nói thủ tướng đã làm bà mất lòng tin, và là công dân thì "có quyền thích hay không thích, mà không thích thì không nhận".
Bà Kim Chi cho rằng một số việc thủ tướng điều hành đang bị 'thế giới phản đối'
Giải thích về những điều thủ tướng làm khiến bà không hài lòng, bà nói, “thế giới và mọi nơi đều phản đối một số việc và cách thủ tướng điều hành”.
“Đối với tôi, ai làm lãnh đạo mà làm cho đất nước giàu, nhân dân sung sướng thì tôi quý trọng, còn ai không làm được điều đó thì tôi không thích, không quý trọng, khen tôi tôi thấy không sung sướng.”
Khi được hỏi liệu bà có sợ bị ảnh hưởng tới bản thân khi đưa ra lá thư này, nghệ sỹ nói, thậm chí cả khi người ta tạo ra những tai nạn để bà "chết" đi nữa, thì điều đó cũng không đáng sợ vì “tôi sống ngay thẳng, sống cho tử tế”.
“Cuộc đời này bao giờ sống cho ngay thẳng cũng rất khó khăn, sống cho tử tế, cho thật với lòng mình thì không phải ai cũng ủng hộ.”
“Tôi có thể không tin cá nhân ông thủ tướng nhưng mà tôi tin cái chung, còn nhiều cái điều tốt đẹp.”
Bà Kim Chi nói có biết được nhiều trường hợp bị bắt, bị tù khi “nói tiếng nói khác”, “nhưng đó là những tiếng nói bảo vệ chính nghĩa”, mà đã là nghệ sỹ dù làm gì cũng nên hướng về điều thiện.
"Là người có chức, có quyền thì lại càng phải sống ngay thẳng, mẫu mực, chứ làm khổ dân là người có tội."

Nghệ sỹ ‘cộng sản’

Diễn viên của Biệt Động Sài Gòn nói từng đi chiến trường 10 năm, “không sợ chết với bom đạn” thì bây giờ coi mọi cái “nhẹ như lông hồng”.
Sau khi học xong lớp điện ảnh khóa đầu tiên ở miền Bắc, bà Kim Chi làm đơn xin vào chiến trường ngay vì lúc đó cuộc chiến đấu đang tới lúc căng thẳng, lúc đó bà nghĩ rằng những nơi rừng núi Trường Sơn cần tiếng hát, cần văn nghệ “để tin cách mạng còn sống”.
“Tôi cũng nói thẳng, tôi là nghệ sỹ cộng sản chính hiệu, và cho tới bây giờ, trái tim tôi là tim của một người cộng sản mong cái đất nước này sẽ hòa nhập được với thế giới, tốt đẹp hơn, giàu có hơn, và dân không khổ nữa.”
Bày tỏ tư tưởng về sự nổi tiếng trong nghiệp diễn xuất, bà Kim Chi cho rằng, sự nổi tiếng cũng là “phù du hết”, “tôi thế này là may mắn lắm rồi, đồng đội tôi có người còn đi mãi không về."
"Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm."
Nghệ sỹ ưu tú Kim Chi
“...Có người mà cho tới giờ hài cốt còn chẳng được đưa về, điều này làm tôi khắc khoải đau buồn lắm. Người ta cũng như mình, tuổi trẻ tất cả người ta đã hiến dâng mà không được gì.”
“Tuổi trẻ của chúng tôi thì mang cả xương máu của mình ra để mà giành lại đất nước, cho tới giờ tôi vẫn tự hào là tôi sống đẹp."
“Còn lớp trẻ bây giờ, một số em làm những việc mà không còn kể tới cả lòng tự trọng nữa, thì tôi thấy rất là dại, dại lắm.”
“Nhưng truyền thông cũng phải có trách nhiệm,” diễn viên điện ảnh Kim Chi cho rằng, một phần là vì truyền thông thấy những chuyện không hay mà cũng đưa lên, nên “họ lầm tưởng đó là cách để nổi tiếng”.
Về lá thư gửi tới hội Điện ảnh Việt Nam từ chối làm hồ sơ nhận bằng khen của thủ tướng, nghệ sỹ Kim Chi nói không hề muốn đưa lên mạng hay nhằm kích động bất kỳ ai, mà do một người bạn thân của gia đình ngỏ ý muốn xin để đưa lên Facebook, và bà cũng không ái ngại chuyện đó.
Nghệ sỹ Kim Chi gần đây tham gia bộ phim nhiều tập Những đứa con của Biệt động Sài Gòn và còn được biết đến là vợ của đạo diễn Hồng Sến, nổi tiếng với những bộ phim như Nước về Bắc Hưng Hải, Mùa Gió Chướng, Cánh Đồng Hoang.
copy tu BBC